Saturday, January 24, 2015

Hướng Dẫn Báo Giá Seo Từ Khóa

SEO đang dần trở nên phổ biến hơn. Số lượng người làm SEO cũng tăng dần. Nhiều người ngay từ đầu đã định hướng là SEOer tự do. Một số khác sau một thời gian phát triển trong các công ty cũng dần tách ra làm riêng. Cũng có một số người được anh em bạn bè giới thiệu, hoặc có một khách hàng tiềm năng ở đâu đó tìm tới. Một trong những vướng mắc của các bạn là làm sao để lên được một Báo giá SEO chuẩn.

Báo giá cao thì khách không làm, báo giá thấp thì thiệt tới thân. Thời gian căn không chuẩn cũng là một vấn đề.
Bản thân mình không phải là người làm Sale, cũng chưa bao giờ qua trường lớp hay được đào tạo về Sale. Chỉ là có thời gian đi Sale khoảng nửa năm cho công ty của người bạn. Cũng chưa mời mọc ai bao giờ. Lão bạn để cái hotline của mình lên web, và cho một cái mail công ty, có liên hệ thì giải quyết. Tỉ lệ chốt khách hàng của mình là 1/7, nghĩa là mình gặp 7 khách hoặc gửi 7 báo giá thì có 1 khách ok làm, 1 báo giá đi vào thời kì thương thảo hợp đồng. Mình cũng chẳng biết tỉ lệ trên là cao hay thấp, cứ từ thực tế mà nói thôi.

Tất nhiên không phải khách hàng nào mình cũng gặp hoặc gửi báo giá. Còn tùy vào việc khách hàng có tiềm năng, có nhiệt tình làm không. Thường thì cứ 2 - 3 khách hàng liên hệ thì có một khách hàng mình gặp hoặc gửi báo giá. Còn khách hàng nào nên gặp, nên báo giá mình sẽ thảo luận với các bạn trong một dịp khác. Trong phạm vi bài viết này mình sẽ đưa ra những quan điểm cá nhân về các yếu tố tác động đến báo giá SEO. Hy vọng sau loạt bài này các bạn đang định dấn thân vào con đường Dịch vụ SEO có thêm tài liệu để tham khảo, làm báo giá.
1. Website được SEO

Thỉnh thoảng có bạn tham gia thảo luật yêu cầu báo giá SEO thông qua các group trên facebook cũng như G+, người yêu cầu không đưa web cần được SEO ra, vậy mà khá ngạc nhiên là nhiều bạn vô tư vào báo giá. Khẳng định luôn là các bạn cầm quá nửa nguy cơ vỡ dự án. Vì sao? Nhỡ cái web cần SEO đang dính một thuật toán nào đó, tự dưng mất hết index, hay từ khóa rớt hàng loạt, các bạn cần 2 - 3 tháng khắc phục trước khi SEO thì sao. Và trên thực tế đây là 2 hợp đồng, một hợp đồng gỡ thuật toán và một hợp đồng SEO. Các bạn chỉ báo giá SEO? Xin chúc mừng: các bạn chuẩn bị bỏ của chạy lấy người và mang tiếng thất tín đi là vừa. Còn làm thì các bạn bỏ tiền túi, bỏ thời gian, công sức ra mà chịu lỗ đi.

Có 3 trường hợp cho yếu tố tác động đầu tiên này:

Một là: web cần SEO là một web trắng, chưa SEO. Các bạn cần đánh giá xem website đã hỗ trợ SEO tới đâu, có thể tối ưu hơn nữa không? Trong trường hợp cần tối ưu thì các bạn có thể làm được theo diện hỗ trợ cho khách không, hay phải phát sinh chi phí? Thuê ngoài thì bao nhiêu tiền? Có thể liên hệ với bên đã code web đó để nhờ hỗ trợ không. Họ có thể hỗ trợ đến mức nào, đến mức nào thì bắt đầu tính phí.
Và tất nhiên khi nhận một web trắng, có nội dung và nội dung khá ổn thì không sao. Còn trắng tinh hoàn toàn chưa nội dung thì nhập liệu ban đầu cũng có thể là một khoản chi phí cần tính tới.

Hai là: Web cần SEO là một web đã SEO. Là một web đã SEO tương đối thì cũng có khó khăn vì bạn cần phải chắc chắn là được bạn giao đầy đủ, chi tiết từ người SEO trước. Liên quan nhất đến SEO là quyền được sờ vào code, các tài khoản dùng để build link, mạng xã hội...
Trong nghề SEO đều biết rằng hầu hết SEOer đi mua link, xây dựng liên kết cho khách hàng trên các website, blog thuộc sở hữu của mình. Họ ít khi đăng ký tài khoản mới, làm mới cho khách hành vì nó sẽ đội chi phí và thời gian SEO. OK, vậy nếu bạn là người làm sau nếu không được tiếp quản hệ thống (trong trường hợp xây mới), hoặc không đạt được thỏa thuận với người làm trước về việc duy trì hiện trạng website trong 1 - 2 tháng để bạn có thời gian chuyển đổi thì việc luôn phải lo lắng là đương nhiên. Vì đơn giản, bạn luôn đối mặt với nguy cơ mất backlink đột ngột. Ngoài ra các mạng xã hội, link diễn đàn thường dựa trên tài khoản quản lý là một gmail, điều gì sẽ xảy ra khi bạn không được tiếp nhận tài khoản này?
Đấy là trường hợp SEO tốt, còn trương hợp SEO không tốt. Nội dung copy, trùng lặp, banklink toàn là rác. Nếu bạn xóa sạch làm lại từ đầu thì cũng không tốt bằng web trắng, còn vừa làm vừa sửa thì rất mất công.

Ba là: Web cần SEO đang dính án phạt của Google. Bạn cần xác định cụ thể án phạt đó là gì, đâu phải cái gì cũng có trong WMT. Cho dù là Panda, Penguin hay Sandbox... thì bị từ bao giờ, mức độ ảnh hưởng như thế nào? Phương án gỡ bỏ là gì? Một điểm quan trọng nữa là cần xác định với khách rõ ràng khi nào thì được coi là thoát án phạt.
Ví dụ: trước khi bị phạt là 1000 visit một ngày, hay các từ khóa này đang đứng top. Giờ tôi làm cho lên lại thì thì chi phí bằng này. Còn anh muốn tăng lên 2000 visit, muốn lên top các từ khóa ABC nữa thì đây là báo giá SEO...
Đấy! Mới sơ sơ yếu tố khách hàng show web ra không đã ẩn chứa nhiều rủi ro như thế. Việc các bạn chưa biết web nào đã nhảy vào đòi SEO liệu có ăn được không? Hay va ngay phải cục xương to tổ chảng !

2. Độ khó của từ khóa

Độ khó của từ khóa phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản.

Một là: Độ cạnh tranh của thị trường. Thường thì những mảng hot như: du lịch, bất động sản, vé máy bay, thời trang... là những mảng khó. Các công ty kinh doanh mảng này toàn là đại gia, tiền đè chết người. Họ dư sức chiêu mộ nhân tài, trả lương cao, cạnh tranh khủng khiếp. Bạn được một bà chị vui tính nào đó nhờ SEO để bán quần áo, một công ty mới tò tè nào đó chưa thật hiểu thị trường, chưa hiểu SEO đề nghị tối ưu để bán vài căn chung cư. Bạn nhận một cách khinh suất mà không hề tiến hành khảo sát, chí ít là tham khảo mấy anh em từng SEO qua mảng này. Thế là bạn đã va phải một bức thành đồng vô cùng vững chắc.

Hai là: Từ khóa dài - ngắn. Thường thì từ khóa ngắn, chung chung là khó, lâu lên. Ví dụ: vé máy bay, thời trang, thuê nhà, bán nhà, bán đất, vietnam tour... được coi là khó. Tuy nhiên khó chưa hẳn đã có traffic. Mặt khác dài chưa hẳn đã dễ SEO, vì nó là từ khóa mang lại tiền bạc. Công sở Hàn Quốc - 4 kí tự, vé máy bay giá rẻ - năm kí tự, chung cư vp6 Linh Đàm - dài quá... bạn thử xem dễ hay khó.
Độ khó của từ khóa ngoài việc theo ngành, theo dài ngắn, có kèm yếu tố thương hiệu hay không thì còn phụ thuộc vào giai đoạn nữa. Cái chung cư vp6 Linh Đàm trước lúc mở bán vài tháng SEO thì khó chứ trước nữa và sau khi mở bán thì chưa hẳn. Bạn search Google keyword tool, thấy du lịch Sapa bình thường. Nhưng đó là năm ngoái, năm nay kỉ niệm 110 năm ngày thành lập thị trấn, khách du lịch đổ về đông nghẹt, từ khóa tự nhiên khó bất thường cũng không có gì khó hiểu cả.

3. Yêu cầu của khách hàng

Khách hàng có người không biết gì về SEO, có người hiểu sâu, có người sơ sơ, ham muốn thì nhiều, ý thích là vô cùng. Bản thân khách hàng cũng bị tác động bởi các yếu tố xung quanh. Vì vậy bạn cần:

Chính xác từ khóa: Làm đẹp hay lam dep, vietnam tour - vietnam tours - tour to vietnam.... nhìn hơi giống, ý nghĩa cũng tương tự, nhưng độ khó có thể là một trời một vực. Và khách hàng thì chưa hẳn đã chắc chắn về cái họ muốn.
Chính xác vị trí: Nhiều bạn khách hàng chỉ mới nói lên top, còn chưa biết là top 10, top 5, top 3 hay top 1 đã vội vàng báo giá.
Chính xác tiêu: SEO có 3 mục tiêu chính: Từ khóa lên top => Tăng traffic => Bán được hàng

Khi nhận được danh sách từ khóa từ khách hàng bạn nên kiểm tra và tư vấn các từ khóa phù hợp với khả năng chi trả của khách, khả năng SEO của bản thân, và quan trọng nhất là có chuyển đổi (có traffic, có thể bán được hàng). Trong trường hợp khách hàng khăng khăng bảo vệ quan điểm thì cũng nên nói rõ các từ khóa đó SEO lên top chứ không có chuyển đổi.
Nếu khách thuê tăng traffic thì cũng cần chốt lại là tăng traffic có nhất định từ khóa phải lên top không? Vì bạn có nhiều cách khác nhau để tăng lượng truy cập vào website mà không cần phải đưa từ khóa lên top.

Bán được hàng là mục tiêu cao nhất, khó nhất, và tất nhiên đắt đỏ nhất. Nhưng thế nào là bán được hàng? Lượng click vào giỏ hàng tăng hay số cuộc điện thoại gọi đến tăng hay phải bán được một sản phẩm cụ thể? Cái gì đo lường được các yếu tố này? Không phải công ty nào cũng có phần mềm quản lý bán hàng. Không phải phần mềm nào bạn cũng được quyền theo dõi và nắm thông số! (Cái này thực chất là đo lường hiệu quả SEO, cần một buổi thảo luận chuyên sâu hơn. Trong phạm vi bài này chúng ta chỉ bàn tới đây thôi).

Phương pháp SEO: Sẽ có người cần SEO dịch vụ, sản phẩm nhưng rồi một ngày đẹp trời hỏi bạn: "sao chị Google số nhà chị thì lại chẳng thấy lên gì cả", hự! Đấy là do khách chưa hiểu về SEO. Người hiểu có thể yêu cầu bạn hạn chế đi link, trong khi bạn là là một tay bắn link có hạng. Hay, "anh cần nhất là thông tin được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người biết", trong khi bạn chẳng mấy giỏi về Social. Rồi thì SEO từ khóa hay SEO tổng thể, Backlink là đi mua bên ngoài hay em cho anh mượn, cách giải quyết khi không SEO nữa thì thế nào... Tất cả cần được làm rõ, và tốt nhất là được xác nhận bằng văn bản, hoặc qua mail.

4. Nhân hiệu & Thương hiệu

Tất nhiên, cùng một dự án SEO. Nhưng báo giá được gửi từ một SEOer thành danh, một công ty có tên tuổi thường cao hơn. Vì họ có uy tín và cái khách hàng nhận được là sự tin tưởng, an tâm. Dù sao giao cho một công ty mà nhiều người biết, nhiều dự án thành công vẫn yên tâm hơn là giao cho một cá nhân chẳng có tên tuổi. Nhỡ dự án đổ bể có tới nhà nó mà bắt đền được không. Tới được nhà, nó bảo "em xin lỗi, giờ em chưa có tiền trả anh" thì cũng chịu chứ làm thế nào. Túm lại: đòi được vạ thì má đã sưng.
Rất nhiều người có quan điểm thà đắt nhưng làm một lần cho xong còn hơn mất thời gian làm đi làm lại, rồi còn chuốc cái bực vào thân. Tất nhiên không phải cá nhân - công ty có tiếng nào cũng thỏa mãn được mọi yêu cầu, mọi khách hàng.

Kết Luận :

1. Website được SEO: Trắng hay đã SEO, có dính án phạt nào không
2. Độ khó của từ khóa: mức độ cạnh tranh của thì trường, từ khóa dài - ngắn - thương hiệu
3. Yêu cầu của khách hàng: số lượng từ khóa và các biến thể, vị trí chính xác, mục tiêu đạt được, phương pháp SEO.
4. Nhân hiệu & Thương hiệu

Dự án càng lớn thì các yếu tố kể trên càng phải được phân tích kĩ càng, chi tiết.

Tác giả: Nguyễn Hoàng

Wednesday, January 21, 2015

Hướng dẫn cài đặt tiếp thị lại với Google Analytics

Tiếp thị lại là một cách mạnh mẽ để mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn và đưa khách hàng đến gần việc mua hàng hơn. Việc tận dụng lợi thế của tất cả dữ liệu phong phú mà bạn có trong Google Analytics và sử dụng dữ liệu đó để cải thiện hiệu suất chiến dịch của bạn chưa bao giờ dễ dàng hơn.


Tổng quan

Tiếp thị lại với Google Analytics cho phép bạn chạm vào thông tin chi tiết có giá trị về khách truy cập trang web của bạn, những người hứng thú với các sản phẩm và dịch vụ của bạn - ví dụ: khách truy cập dành thời gian để xem các trang cụ thể hoặc đặt các mặt hàng vào giỏ hàng của họ. Khi bạn đã xác định đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể chạy quảng cáo trên Mạng hiển thị của Google (GDN) phù hợp với đối tượng đó.

Cách hoạt động?

Google đã làm cho đơn giản và nhanh chóng để tìm thấy khách hàng mà bạn muốn. Chọn từ danh sách tiếp thị lại được xác định trước hoặc tạo danh sách tùy chỉnh của riêng bạn—tất cả dựa trên số liệu Google Analytics quen thuộc, chẳng hạn như số trang được xem, thời lượng truy cập và mục tiêu hoàn thành. Sau đó, tự động gửi danh sách khách hàng của bạn đến Google AdWords và chạy quảng cáo được nhắm mục tiêu trong vài phút, chỉ với vài nhấp chuột. Tiếp cận chính xác đối tượng bạn muốn bằng cách tận dụng lợi thế của hơn hai triệu trang web trên GDN.

Nơi để tìm

Nhấp vào tab "Quản trị" ở góc trên của Google Analytics (bạn phải là quản trị viên tài khoản), sau đó nhấp vào tab "Danh sách tiếp thị lại".

Tại sao sử dụng Tiếp thị lại với Google Analytics?

  • Kết nối chính xác với đúng khách hàng bằng cách sử dụng thông tin chi tiết trực tuyến phong phú
  • Phân phối quảng cáo GDN được nhắm mục tiêu dựa trên các phân đoạn khách hàng cụ thể của bạn
  • Dễ dàng tạo và chỉnh sửa danh sách phức tạp trong giao diện trực quan của chúng tôi
Xem xét Tiếp thị lại nào có thể hoạt động cho chiến lược quảng cáo của bạn
  • Xác định và giành được khách hàng mới trong khu vực của bạn
  • Giúp hoàn tất giao dịch cho người mua sắm so sánh dự kiến
  • Đưa người mua sắm đã đặt các mặt hàng vào giỏ hàng của họ nhưng đã không mua hàng quay trở lại
  • Giữ chân khách hàng đã thực hiện việc mua hàng trong quá khứ
  • Trạng thái đặc biệt của phiếu mua hàng và giao dịch cho khách hàng trung thành nhất của bạn.
Lời kết


"Tiếp thị lại với Google Analytics rất dễ sử dụng và cho phép chúng tôi tiếp cận chính xác các kiểu người dùng mà chúng tôi muốn. Thực tế là Tiếp thị lại được tích hợp với Google Analytics và AdWords rất hiệu quả -- chúng tôi không cần bất kỳ khóa đào tạo mới nào cho các nhóm của chúng tôi.

"Chúng tôi thấy rất nhiều cơ hội cho điều này -- ví dụ: chạy nhiều chiến dịch hiển thị hơn nhưng nhỏ hơn để tập trung vào các phân đoạn khách hàng cụ thể của chúng tôi".

Wednesday, January 14, 2015

Báo giá SEO (2): Các yếu tố ràng buộc

Các bạn thân mến, trong bài viết trước  Báo giá SEO (1): Các yếu tố tác động chúng ta đã cùng phân tích về các yếu tố tác động đến một báo giá SEO. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng thảo luận về các yếu tố ràng buộc trong Báo giá SEO - điều sau này sẽ được thể hiện trong Hợp đồng SEO.

Trước tiên chúng ta sẽ cùng tham khảo một báo giá SEO


Trong báo giá trên mình đã bỏ hết các yếu tố: kính gửi, trân trọng cảm ơn... này kia, chỉ để lại phần quan trọng nhất. Bây giờ chúng ta sẽ phân tích qua bảng này trước khi đi sâu hơn vào các yếu tố ràng buộc giữa khách hàng và người làm SEO.

1. Cột Từ khóa

Liệt kê các từ khóa được khách hàng yêu cầu + qua kiểm định của SEOer (là từ khóa tiềm năng). Các từ khóa được xếp hạng từ khó đến dễ. Tiêu chí đánh giá từ khóa khó của mình dựa trên Lượt tìm kiếm/tháng nhiều hay ít (dựa trên tổng hợp và đánh giá từ Google Keyword Planner). Tất nhiên các bạn có thể đánh giá độ khó của từ khóa dựa trên các tiêu chí khác như: giá thầu adword, số trang chứa kết quả khi tìm kiếm trên Google Search. 

Tất nhiên việc đánh giá độ khó của 1 hay nhiều từ khóa phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Lĩnh vực càng khó thì càng phải đánh giá chi tiết. Nhưng khi thể hiện trên giấy tờ và giúp khách hàng có thể hiểu được chúng tà chỉ nên chọn một thông số cơ bản, dễ hiểu, dễ giải thích. Tránh tình trạng phải nói dai, nói dài, càng nói càng khó hiểu.

2. Cột báo giá
Gồm 1 - 3 cột, tùy theo yêu cầu của khách hàng là SEO top 10, top 5 hay top 3. Một số bạn có xu hướng điền thủ công, còn mình thì chỉ điền thủ công cho cột top 10. Sau đó trên bảng tính exel, mình mặc định Giá top 5 = giá top 10 x 1.5 và Giá top 3 = giá top 10 x 2. 

Một số khách hàng cảm thấy khó hiểu khi thấy một báo giá SEO có vẻ lộn xộn, thiếu đồng nhất. Việc tính một loạt trên Exel giúp mình thao tác nhanh hơn, báo giá chuyên nhìn chuyên nghiệp có tính thống nhất cao. Giá trong từng top của các từ khóa có thể cao hoặc thấp hơn một thực tế một chút nhưng, giữa các từ khóa có sự bù trừ và tổng OK là được.

3. Tổng (chi phí)

Là giá SEO các từ khóa theo từng top và chưa có VAT. Mặc định của Hợp đồng SEO là Hợp đồng Dịnh vụ. Các đơn vị làm SEO vẫn SEO từ khóa: "dich vu SEO" và "dịch vụ SEO" mà, vì thế các bạn phải đóng thuế VAT. Tuy nhiên khi ký hợp đồng cá nhân, không có VAT, các bạn nên ký hợp đồng Gia công theo kiểu thuê công nhân thời vụ. Nghĩa là công ty A thuê anh B trong 03 tháng làm công việc là đẩy từ khóa lên top Google. Hợp đồng này không cần đóng VAT, nhưng trên hợp đồng nên chia nhỏ tổng số tiền, lĩnh theo từng đợt.

4. Thời gian

Các mốc thời gian tương ứng với vị trí bạn dự đoán mình có thể SEO lên. Tuy nhiên theo mình các bạn nên trừ hao khoảng 01 tháng. Vì SEO rất rủi ro, nếu bạn có thể SEO lên trong 02 tháng thì nên kí hợp đồng 03 tháng. Nhỡ bạn SEO không lên, Google cập nhật, bị đối thủ phá... thì còn có thời gian điều chỉnh, khắc phục. Tất nhiến nếu bạn SEO lên top trước thời hạn thì thanh lý sớm, điều này tốt cho bạn và cũng tốt cho khách hàng (sẽ nói kĩ hơn ở dưới).

5. Duy trì

Chi phí SEO lên top là chi phí một lần (trả theo 1- 3 đợt tùy giao kèo của bạn với khách hàng). Còn chi phí duy trì là chi phí được tính theo tháng, thường thì bằng 20% chi phí SEO lên top. Cái này các bạn nên giải thích rõ với khách hàng tại sao lại phải duy trì. Nhiều khách hàng chưa hiểu về dịch vụ SEO thường nghĩ rằng SEO là dịch vụ làm một lần, xong rồi cứ ở trên top mãi.

6. Chú ý

Đây là phần rất quan trọng trong một báo giá SEO vì nó thể hiện rõ nhất sự ràng buộc giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ SEO.

6.1 Lên top từ khóa nào tính tiền từ khóa đó

Nhều bạn để rơi vào tình huống cam kết nhiều từ khóa, nhưng đến hạn 1 vài từ khóa chưa lên thì không được thanh toán tiền. Có bạn dễ dãi hơn, SEO vèo cái lên top rồi bị nói là làm ăn không trưng thực, đòi đổi từ khóa khác, tiếp tục SEO từ khóa khác lên top, nhưng kết quả là vẫn không được thanh toán đầy đủ. Mình không muốn nói là khách hàng "nắm đằng chuôi", "khó khăn", thực ra hợp đồng SEO đổ bể thì người chịu thiệt thường là khách hàng, vì họ mất tiền, mất thời gian, mất niềm tin vào dịch vụ...

Hãy cam kết chặt chẽ và thể hiện nó bằng văn bản. Nếu bạn nhận SEO 10 từ, và khi thời gian hết chỉ lên 8 từ thì bạn phải được thanh toán tiền của 8 từ đã lên. Hai từ còn lại thì tùy theo thỏa thuận, có thể làm thanh lý luôn hoặc cho bạn thêm thời gian để đẩy nốt 2 từ khóa kia lên.

6.2 Lên mức nào tính tiền mức đó

Bạn nhận SEO top 3, nhưng từ khóa vào top 10, top 5 bạn không được thanh toán ? Nếu bạn chấp nhận điều này thì là bạn dại, bạn chịu. Bạn nhận SEO 10 từ vào top 3, nếu có 5 từ top 3, 2 từ top 5, 2 từ top 10, 1 từ không có top thì bạn phải nhân được thanh toán cho từng từ khóa, theo từng top cụ thể được thể hiện rõ trong báo giá.

Trong ví dụ trên: giả sử mình SEO được 2 từ đầu tiên lên top 3, 4 từ tiếp theo lên top 5, 7 từ tiếp theo vào top 10 và số còn lại không lên thì số tiền mình được thanh toán phải là: (2 x 10 tr) + (4 x 6 tr) + (7 x 3 tr) = 65 triệu vnđ.

6.3 Thanh lý sớm + duy trì

Như ở trên đã nói, bạn nên trừ hao thời gian khi nhận SEO. Nhắm 02 tháng SEO lên thì nên báo 03 tháng, 03 tháng lên thì báo 04 tháng. Với những hợp đồng nửa năm thì bạn nhắm phải SEO lên ở tháng thứ 4. Nếu Google có biến, tai nạn nghề nghiệp hay bắt cứ nguyên nhân chủ quan, khách quan xảy ra thì bạn còn có thời gian xử lý. Nhiều bạn SEO lên, chưa kip báo khách hàng thì bị đối thủ chơi xấu, hoặc đơn giản là dance vài ngày, thế là ... khó rồi.

"Các từ khóa lên trước thời hạn"  thực ra chỉ là đúng hạn với bạn. Nhưng nó rất tốt cho khách hàng, biết đâu bạn lại được thưởng thêm một chút vì làm việc hiệu quả, hoặc được giới thiệu thêm vài mối làm ăn vì: "cậu này SEO mát tay lắm"...

*** Lưu ý: Ở trên là mình phân tích hợp đồng SEO, lấy từ khóa lên top làm chuẩn. Tất nhiên trên thực tế còn có hợp đồng SEO lấy visit làm mục đích. Hoặc căn cứ vào tỉ lệ chuyển đổi với nhiều tiêu chí khác nhau như: tăng cuộc gọi, tăng số người click vào nút mua hàng, tăng tỉ lệ CTR... Nó thực ra giống với làm MO hơn. Đòi hỏi bạn ngoài SEO thì phải biết kết hợp Adword, Facebook và nhiều kênh khác.

Khi báo giá SEO mình thường có xu hướng báo giá cao, vì ngoài chuyện SEO sạch, xây dựng hệ thống riêng cho khách hàng thì trong tâm lý thực ra luôn muốn hướng tới làm MO, vì nó đa dạng và bền vững hơn.

Tất nhiên, trước khi đưa ra báo giá SEO người làm SEO đã phải định hướng được phương pháp SEO cho website mà mình nhận. Đánh vào từ khóa khó hay dễ trước, chỉ SEO hay kết hợp các kênh khác, các kênh này hỗ trợ tới đâu... đều đã được dự trù. Về kế hoạch SEO, các bạn có thể tham khảo 2 bài viết của mình trước đây:

» SEO nhà nghèo khoan cắt bê tông
» SEO - nhà nghèo vượt khó !?

Trên đây là một số phân tích của mình về một báo giá SEO, các yếu tố ràng buộc. Nó dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình trong nửa năm làm sale. Mong các bạn cùng góp ý.

Monday, January 5, 2015

Báo giá SEO (1): Các yếu tố tác động

SEO đang dần trở nên phổ biến hơn. Số lượng người làm SEO cũng tăng dần. Nhiều người ngay từ đầu đã định hướng là SEOer tự do. Một số khác sau một thời gian phát triển trong các công ty cũng dần tách ra làm riêng. Cũng có một số người được anh em bạn bè giới thiệu, hoặc có một khách hàng tiềm năng ở đâu đó tìm tới. Một trong những vướng mắc của các bạn là làm sao để lên được một Báo giá SEO chuẩn.

Báo giá cao thì khách không làm, báo giá thấp thì thiệt tới thân. Thời gian căn không chuẩn cũng là một vấn đề.

Bản thân mình không phải là người làm Sale, cũng chưa bao giờ qua trường lớp hay được đào tạo về Sale. Chỉ là có thời gian đi Sale khoảng nửa năm cho công ty của người bạn. Cũng chưa mời mọc ai bao giờ. Lão bạn để cái hotline của mình lên web, và cho một cái mail công ty, có liên hệ thì giải quyết. Tỉ lệ chốt khách hàng của mình là 1/7, nghĩa là mình gặp 7 khách hoặc gửi 7 báo giá thì có 1 khách ok làm, 1 báo giá đi vào thời kì thương thảo hợp đồng. Mình cũng chẳng biết tỉ lệ trên là cao hay thấp, cứ từ thực tế mà nói thôi.

Tất nhiên không phải khách hàng nào mình cũng gặp hoặc gửi báo giá. Còn tùy vào việc khách hàng có tiềm năng, có nhiệt tình làm không. Thường thì cứ 2 - 3 khách hàng liên hệ thì có một khách hàng mình gặp hoặc gửi báo giá. Còn khách hàng nào nên gặp, nên báo giá mình sẽ thảo luận với các bạn trong một dịp khác. Trong phạm vi bài viết này mình sẽ đưa ra những quan điểm cá nhân về các yếu tố tác động đến báo giá SEO. Hy vọng sau loạt bài này các bạn đang định dấn thân vào con đường Dịch vụ SEO có thêm tài liệu để tham khảo, làm báo giá.

Các yếu tố tác động đến một Báo giá SEO

Các yếu tố tác động đến một Báo giá SEO

 

1. Website được SEO


Thỉnh thoảng có topic yêu cầu báo giá SEO trên diễn đàn, chủ topic không đưa web cần được SEO ra, vậy mà khá ngạc nhiên là nhiều bạn vô tư vào báo giá. Khẳng định luôn là các bạn cầm quá nửa nguy cơ vỡ dự án. Vì sao? Nhỡ cái web cần SEO đang dính một thuật toán nào đó, tự dưng mất hết index, hay từ khóa rớt hàng loạt, các bạn cần 2 - 3 tháng khắc phục trước khi SEO thì sao. Và trên thực tế đây là 2 hợp đồng, một hợp đồng gỡ thuật toán và một hợp đồng SEO. Các bạn chỉ báo giá SEO? Xin chúc mừng: các bạn chuẩn bị bỏ của chạy lấy người và mang tiếng thất tín đi là vừa. Còn làm thì các bạn bỏ tiền túi, bỏ thời gian, công sức ra mà chịu lỗ đi.

Có 3 trường hợp cho yếu tố tác động đầu tiên này:

Một là: web cần SEO là một web trắng, chưa SEO. Các bạn cần đánh giá xem website đã hỗ trợ SEO tới đâu, có thể tối ưu hơn nữa không? Trong trường hợp cần tối ưu thì các bạn có thể làm được theo diện hỗ trợ cho khách không, hay phải phát sinh chi phí? Thuê ngoài thì bao nhiêu tiền? Có thể liên hệ với bên đã code web đó để nhờ hỗ trợ không. Họ có thể hỗ trợ đến mức nào, đến mức nào thì bắt đầu tính phí.

Và tất nhiên khi nhận một web trắng, có nội dung và nội dung khá ổn thì không sao. Còn trắng tinh hoàn toàn chưa nội dung thì nhập liệu ban đầu cũng có thể là một khoản chi phí cần tính tới.

Hai là: Web cần SEO là một web đã SEO. Là một web đã SEO tương đối thì cũng có khó khăn vì bạn cần phải chắc chắn là được bạn giao đầy đủ, chi tiết từ người SEO trước. Liên quan nhất đến SEO là quyền được sờ vào code, các tài khoản dùng để build link, mạng xã hội... 

Trong nghề SEO đều biết rằng hầu hết SEOer đi mua link, xây dựng liên kết cho khách hàng trên các website, blog thuộc sở hữu của mình. Họ ít khi đăng ký tài khoản mới, làm mới cho khách hành vì nó sẽ đội chi phí và thời gian SEO. OK, vậy nếu bạn là người làm sau nếu không được tiếp quản hệ thống (trong trường hợp xây mới), hoặc không đạt được thỏa thuận với người làm trước về việc duy trì hiện trạng website trong 1 - 2 tháng để bạn có thời gian chuyển đổi thì việc luôn phải lo lắng là đương nhiên. Vì đơn giản, bạn luôn đối mặt với nguy cơ mất backlink đột ngột. Ngoài ra các mạng xã hội, link diễn đàn thường dựa trên tài khoản quản lý là một gmail, điều gì sẽ xảy ra khi bạn không được tiếp nhận tài khoản này?

Đấy là trường hợp SEO tốt, còn trương hợp SEO không tốt. Nội dung copy, trùng lặp, banklink toàn là rác. Nếu bạn xóa sạch làm lại từ đầu thì cũng không tốt bằng web trắng, còn vừa làm vừa sửa thì rất mất công.

Ba là: Web cần SEO đang dính án phạt của Google. Bạn cần xác định cụ thể án phạt đó là gì, đâu phải cái gì cũng có trong WMT. Cho dù là Panda, Penguin hay Sandbox... thì bị từ bao giờ, mức độ ảnh hưởng như thế nào? Phương án gỡ bỏ là gì? Một điểm quan trọng nữa là cần xác định với khách rõ ràng khi nào thì được coi là thoát án phạt.

Ví dụ: trước khi bị phạt là 1000 visit một ngày, hay các từ khóa này đang đứng top. Giờ tôi làm cho lên lại thì thì chi phí bằng này. Còn anh muốn tăng lên 2000 visit, muốn lên top các từ khóa ABC nữa thì đây là báo giá SEO...

Đấy! Mới sơ sơ yếu tố khách hàng show web ra không đã ẩn chứa nhiều rủi ro như thế. Việc các bạn chưa biết web nào đã nhảy vào đòi SEO liệu có ăn được không? Hay va ngay phải cục xương to tổ chảng !

2. Độ khó của từ khóa


Độ khó của từ khóa phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản.

Một là: Độ cạnh tranh của thị trường. Thường thì những mảng hot như: du lịch, bất động sản, vé máy bay, thời trang... là những mảng khó. Các công ty kinh doanh mảng này toàn là đại gia, tiền đè chết người. Họ dư sức chiêu mộ nhân tài, trả lương cao, cạnh tranh khủng khiếp. Bạn được một bà chị vui tính nào đó nhờ SEO để bán quần áo, một công ty mới tò tè nào đó chưa thật hiểu thị trường, chưa hiểu SEO đề nghị tối ưu để bán vài căn chung cư. Bạn nhận một cách khinh suất mà không hề tiến hành khảo sát, chí ít là tham khảo mấy anh em từng SEO qua mảng này. Thế là bạn đã va phải một bức thành đồng vô cùng vững chắc.

Hai là: Từ khóa  dài - ngắn. Thường thì từ khóa ngắn, chung chung là khó, lâu lên. Ví dụ: vé máy bay, thời trang, thuê nhà, bán nhà, bán đất, vietnam tour... được coi là khó. Tuy nhiên khó chưa hẳn đã có traffic. Mặt khác dài chưa hẳn đã dễ SEO, vì nó là từ khóa mang lại tiền bạc. Công sở Hàn Quốc - 4 kí tự, vé máy bay giá rẻ - năm kí tự, chung cư vp6 Linh Đàm - dài quá... bạn thử xem dễ hay khó.

Độ khó của từ khóa ngoài việc theo ngành, theo dài ngắn, có kèm yếu tố thương hiệu hay không thì còn phụ thuộc vào giai đoạn nữa. Cái chung cư vp6 Linh Đàm trước lúc mở bán vài tháng SEO thì khó chứ trước nữa và sau khi mở bán thì chưa hẳn. Bạn search Google keyword tool, thấy du lịch Sapa bình thường. Nhưng đó là năm ngoái, năm nay kỉ niệm 110 năm ngày thành lập thị trấn, khách du lịch đổ về đông nghẹt, từ khóa tự nhiên khó bất thường cũng không có gì khó hiểu cả.

3. Yêu cầu của khách hàng


Khách hàng có người không biết gì về SEO, có người hiểu sâu, có người sơ sơ, ham muốn thì nhiều, ý thích là vô cùng. Bản thân khách hàng cũng bị tác động bởi các yếu tố xung quanh. Vì vậy bạn cần:

Chính xác từ khóa: Làm đẹp hay lam dep, vietnam tour - vietnam tours - tour to vietnam.... nhìn hơi giống, ý nghĩa cũng tương tự, nhưng độ khó có thể là một trời một vực. Và khách hàng thì chưa hẳn đã chắc chắn về cái họ muốn.

Chính xác vị trí:  Nhiều bạn khách hàng chỉ mới nói lên top, còn chưa biết là top 10, top 5, top 3 hay top 1 đã vội vàng báo giá.

Chính xác tiêu: SEO có 3 mục tiêu chính: Từ khóa lên top => Tăng traffic => Bán được hàng

Khi nhận được danh sách từ khóa từ khách hàng bạn nên kiểm tra và tư vấn các từ khóa phù hợp với khả năng chi trả của khách, khả năng SEO của bản thân, và quan trọng nhất là có chuyển đổi (có traffic, có thể bán được hàng). Trong trường hợp khách hàng khăng khăng bảo vệ quan điểm thì cũng nên nói rõ các từ khóa đó SEO lên top chứ không có chuyển đổi.

Nếu khách thuê tăng traffic thì cũng cần chốt lại là tăng traffic có nhất định từ khóa phải lên top không? Vì bạn có nhiều cách khác nhau để tăng lượng truy cập vào website mà không cần phải đưa từ khóa lên top.

Bán được hàng là mục tiêu cao nhất, khó nhất, và tất nhiên đắt đỏ nhất. Nhưng thế nào là bán được hàng? Lượng click vào giỏ hàng tăng hay số cuộc điện thoại gọi đến tăng hay phải bán được một sản phẩm cụ thể. Cái gì đo lường được các yếu tố này? Không phải công ty nào cũng có phần mềm quản lý bán hàng. Không phải phần mềm nào bạn cũng được quyền theo dõi và nắm thông số! (Cái này thực chất là đo lường hiệu quả SEO, cần một buổi thảo luận chuyên sâu hơn. Trong phạm vi bài này chúng ta chỉ bàn tới đây thôi).

Phương pháp SEO: Sẽ có người cần SEO dịch vụ, sản phẩm nhưng rồi một ngày đẹp trời hỏi bạn: "sao chị Google số nhà chị thì lại chẳng thấy lên gì cả", hự! Đấy là do khách chưa hiểu về SEO. Người hiểu có thể yêu cầu bạn hạn chế đi link, trong khi bạn là là một tay bắn link có hạng. Hay, "anh cần nhất là thông tin được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người biết", trong khi bạn chẳng mấy giỏi về Social. Rồi thì SEO từ khóa hay SEO tổng thể, Backlink là đi mua bên ngoài hay em cho anh mượn, cách giải quyết khi không SEO nữa thì thế nào... Tất cả cần được làm rõ, và tốt nhất là được xác nhận bằng văn bản, hoặc qua mail.

Ở trên là các yếu tố cơ bản tác động đến báo giá SEO. Trên thực tế báo giá SEO còn phụ thuộc vào:

4. Nhân hiệu & Thương hiệu


Tất nhiên, cùng một dự án SEO. Nhưng báo giá được gửi từ một SEOer thành danh, một công ty có tên tuổi thường cao hơn. Vì họ có uy tín và cái khách hàng nhận được là sự tin tưởng, an tâm. Dù sao giao cho một công ty mà nhiều người biết, nhiều dự án thành công vẫn yên tâm hơn là giao cho một cá nhân chẳng có tên tuổi. Nhỡ dự án đổ bể có tới nhà nó mà bắt đền được không. Tới được nhà, nó bảo "em xin lỗi, giờ em chưa có tiền trả anh" thì cũng chịu chứ làm thế nào. Túm lại: đòi được vạ thì má đã sưng.

Rất nhiều người có quan điểm thà đắt nhưng làm một lần cho xong còn hơn mất thời gian làm đi làm lại, rồi còn chuốc cái bực vào thân. Tất nhiên không phải cá nhân - công ty có tiếng nào cũng thỏa mãn được mọi yêu cầu, mọi khách hàng.

 *** Kết luận cái nhỉ: Các yếu tố tác động đến một Báo giá SEO
1. Website được SEO: Trắng hay đã seo, có dính án phạt nào không
2. Độ khó của từ khóa: mức độ cạnh tranh của thì trường, từ khóa dài - ngắn - thương hiệu
3. Yêu cầu của khách hàng: số lượng từ khóa và các biến thể, vị trí chính xác, mục tiêu đạt được, phương pháp SEO.
4. Nhân hiệu & Thương hiệu

Dự án càng lớn thì các yếu tố kể trên càng phải được phân tích kĩ càng, chi tiết.

Ở trên là quan điểm cá nhân của mình về Các yếu tố tác động đến báo giá SEO, các bạn nếu còn thấy thiếu yếu tố nào thì cứ bổ sung bên dưới nhé!

Thursday, January 1, 2015

44 việc cần làm cho SEOer

Hôm nay vừa làm việc đi dạo vòng vòng tìm kiếm thông tin trên các cỗ máy tìm kiếm Google, Yahoo, Bing,... để kiếm một số tài liệu hỗ trợ cho công việc và cũng nâng cao thêm kiến thức của mình, bài viết này được chia sẻ từ diễn đàn "Bing Webmaster Center" hướng dẫn 44 bước làm SEO cơ bản nhất và dễ hiểu nhất. Hôm nay xin chia sẻ cùng các bạn.

Hàng ngày Online để làm việc và học tập, các bạn khá nhàm chán về cái kiểu đọc đi đọc lại các bài viết về SEO "xào đi xào lại" của các forum và các website trên mạng. Để trở thành một SEO "vĩ đại" chỉ cần 20% kiến thức là đủ, còn lại là 80% sự kiên trì và cần cù.

Hãy "cần cù" để đạt hiệu quả tốt trong SEO.
Xin trình bày với các bạn 44 thủ thuật SEO căn bản nhất:
1. Viết bài giới thiệu và gửi địa chỉ website của các bạn vào các mạng như Digg, Reddit,... ngay lập tức.
2. Tạo một Yahoo Groups của riêng bạn.
3. Tạo một tài khoản MySpace và sử dụng nó để "đăng" các trang nội dung liên quan đến website của bạn.
4. Bookmark trang web của mình trên del.icio.us và để lợi hơn sau này nên thêm nút Del.icio.us vào trang chủ website của bạn.
5. Tạo một tài khoản Technorati và tạo Blog của bạn.
6. Gửi địa chỉ website của bạn vào các thư mục website miễn phí và các cỗ máy tìm kiếm miễn phí.
7. Tạo diễn đàn thảo luận, đây là cách tuyệt vời để kiếm thêm nguồn truy cập vào website của bạn.
8. Đặt một quảng cáo miễn phí cho công ty của bạn trên Gumtree.
9. Syndicate nội dung trang web của bạn bằng cách sử dụng một nguồn cấp dữ liệu RSS.
10. Gửi RSS feed của bạn đến các trang web agregator như FeedBurner, Squidoo, Feedboy, Jordomedia, FeedBomb, FeedCat, rssmad, feeddirectory và feedfury.
11. Viết bài viết liên quan đến trang web của bạn và gửi nó đến các trang web, diễn đàn, blog,...
12. Đăng ký thành viên của StumbleUpon và kéo bạn bè của bạn để Stumble trang web của bạn.
13. Tạo một trang 404 tuỳ chỉnh để mà ngay cả nếu có ai đó bắt gặp một lỗi trên trang web của bạn, họ sẽ được chuyển đền xem trang khác tốt hơn.
14. Thiết lập một trang chuyển hướng 301 để có lưu lượng truy cập từ địa chỉ không www của bạn đến địa chỉ có www của bạn.
15. Thêm một liên kết đến trang web của bạn trong chữ ký của bất kỳ diễn đàn bạn là thành viên.
16. Giới thiệu với bạn bè của mình đó là cách quảng cáo đơn giản và hoàn toàn miễn phí.
17. Thường xuyên kiểm tra lỗi chính tả website của bạn, phải nhanh chóng sửa những lỗi "ngớ ngẫn" này ngay để tránh "mất uy tín" trong mắt khách truy cập.
18. Kiểm tra website của bạn và phải đảm bảo nó hiển thị tốt trong tất cả các trình duyệt web.
19. Chọn nhà cung cấp dịch vụ Hosting chuyên nghiệp, vì đơn giản chả ai muốn vào trang web nào load chậm rì rì cả.
20. Đừng có lo lắng gì về PageRank, đó chỉ là khái niệm thôi, khi bạn làm tốt các bước trong bài này thì Pagerank của bạn thật sự "đáng nể" đấy
21. Hãy chia sẻ "miễn phí" như là: phần mềm, tiện ích, hay dịch vụ miễn phí để hấp dẫn hơn người truy cập. Và giới thiệu "chương trình khuyến mãi bởi tui" này cho những người khác biết.
22. Giới thiệu trang web của mình với những người hàng xóm của bạn, họ sẽ trở thành khách thường xuyên của web bạn đấy.
23. Cung cấp đầy đủ các thông tin hỗ trợ mà bạn có: nick Yahoo, Skype, MSN,... địa chỉ rõ ràng và cụ thế bao gồm: địa chỉ, Email, số điện thoại,...
24. Không được chèn nội dung web trong.
25. Gửi trang web của bạn đến DMOZ.org, cưới vợ, xây nhà, sinh con và chống cầm đợi nó duyệt site của bạn.
26. Tạo sitemap XML và gửi đến cho cỗ máy tìm kiếm Google.
27. Thiết kế một chiếc áo thun (T-Shirt) in logo địa chỉ trang web của bạn và mặc nó thường xuyên để "quảng cáo miễn phí".
28. Gửi bình luận trên Flicker photo.
29. Đăng ký làm đại lý quảng cáo cho website nào đó nếu bạn bán sản phẩm, hoặc nếu bạn là một trang web thông tin thông thường thì ít nhất cũng kiếm được "tí đỉnh".
30. Ngay trên trang "Liên hệ" của bạn, cần có một Form để khách có thể nhận được các bản tin cập nhật từ website của bạn thông qua Email (NewsLetter).
31. Thường xuyên gửi bản tin (newsletter).
32. Thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên đề về web hoặc Internet Marketting, cái này chủ yếu là để học hỏi và làm mới mình thêm.
33. Đừng trả tiền cho những "kẻ" gửi website của bạn cho máy tìm kiếm, rất lãng phí trong khi bạn thừa khả năng làm việc này.
34. Tìm các Blog liên quan đến nội dung website của bạn và nhớ để lại lời bình (Comments) thật ấn tượng và điền thêm liên kết đến website của bạn.
35. Nến nhớ là Youtube & Google Video là 2 mạng tuyệt vời cho bạn , hiểu chứ.
36. Viết bài viết hay hoặc Ebook chia sẻ kiến thức là cách truyền miệng tốt nhất cho website của bạn, giống như tôi nè .
37. Tránh lạm dụng công nghệ như Ajax và Active X.
38. Thường xuyên tìm hiểu thêm về CSS và mã HTML vì công nghệ hay thay đổi mà .
39. Đóng góp kiến thức vào từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, hỏi các Bloger và webmaster về các thông tin và sản phẩm của bạn có "ích" với họ không?
40. Trang quản lý tài khoản phải thân thiện, dễ sử dụng đừng phức tạp lên.
41. Nếu website của bạn có một Intro bằng Flash thì chắc chắn rồi nhớ thêm nút "Skip Intro" vào đấy nhá.
42. Giới thiệu website của bạn ở các trang địa phương.
43. Xây dựng website hàng đầu về thông tin phục vụ mục đích mà bạn đã đề ra ban đầu khi xây dựng website.
44. Và đây là bước cuối cùng, đừng bỏ cuộc....

22 Quy luật bất biến trong SEO

Quy luật thứ 1: Uy tín của website là yếu tố quan trọng nhất trong SEO 

Uy tín của website (Liên quan đến nó có các thuật toán : PageRank, TrustRank, Domain Authority) là chỉ số có thật mà từ khi sáng lập ra Google thì Lary Page đã phát minh ra công thức tính chỉ số uy tín của website mà lúc đó gọi là PageRank (Nhiều người nhầm PageRank là Rank của website thật ra nghĩa đen của nó là thuật toán Rank này được sở hữu bởi lão Page - Ceo Google nên mới gọi là PageRank)

Uy tín của website thường được chứng minh cho Google trong một thời gian nào đó. Và Google có vẻ có 3 giai đoạn xác nhận uy tín

1. Khoảng 20-30 ngày đầu tiên khi website mới xuất hiện : Google dựa vào lượng Backlink đổ về cho từ khóa dễ/ trung bình và nghiêm ngặt với các từ khóa HOT.

2. Sau mỗi 45-90 ngày khi lọc thuật toán phụ : (Panda, Penguin Scan), Soi xét các yếu tố content, Onpage, Hành vi người dùng...

2. Khoảng 6 tháng - 1 năm : Deep Ranking Categorized : Xác nhân Thư mục cho website trong CSDL của Google

Như vậy để được lên Top thứ hạng ngay 1 tháng không khó với từ khóa dễ và trung bình nhưng để được lên TOP từ khóa HOT hay các từ khóa bất kỳ cứ viết là lên Top tự nhiên mà không cần phải gia tăng Backlink nữa thì cần phải xây dựng Uy tín trong vòng 6 tháng - 1 năm

Ghi chú:

PageRank: Ra đời năm 1996 bởi Lary Page và Sergey Brin - Chỉ số uy tín của website thời kỳ đầu cho đến tháng 9/2011 được tính toán bằng cách phân tích chất lượng các liên kết (Backlink) từ các nơi khác liên kết về website của bạn để tính toán mức độ quan trọng của website.

22 quy luat bat bien trong Seo ​
(TrustRank/ Domain Authority) : Ban đầu được Yahoo và Standford nghiên cứu nhưng cũng được Google tính toán và phát triển từ năm 2009 và được MOZ - Công cụ quản lý dự án Seo số 1 Thế giới sử dụng với tên gọi Domain Authority/Mozrank. Trust Rank là thuật toán tương tự như PageRank nhưng đưa thêm cách tính loại bỏ yếu tố Spam như không tính các liên kết từ các website chưa được xếp hạng trong TrustRank (Là những website được phân loại category khi đã có những chỉ số phát triển bền vững và khi đã được xếp hạng thì sẽ không phải qua thử thách sandbox như các website khác mới phát hành)

Các bạn có thể cài MOZ Toolbar tại đây để có thể xem website của mình và đối thủ xem web nào xếp hạng uy tín hơn nhé, Xem chỉ số DA nhé
Quy luật thứ 2 : Không có phần mềm SEO nào trực tiếp đưa kết quả lên top lâu dài

Những ai làm SEO trong những năm 2010-2013 khi mà SEO nở rộ mạnh đã từng kỳ vọng vào các phần mềm SEO cực mạnh để giúp cho họ nhàn hạ hơn trong việc tự động đưa kết quả lên top Google mà không phải cày SEO hàng đêm.

Những năm đó cũng là áp lực cho phương pháp của tôi là không bao giờ dùng phần mềm SEO tăng Rank trực tiếp (mà tôi gọi là các phần mềm Spam content hay Spam Link) trong khi đó các Trung tâm dạy SEO khác lại đưa nó vào giảng dạy chính. Các phần mềm như Senuke, Xrumer gì gì đó được quảng cáo là có giá trị vài ngàn USD và đã trực tiếp giúp việc làm SEO trở nên nhàn hạ do thay thế hầu hết các công việc của con người. Tuy nhiên sau khi Google tung ra hàng loạt các vụ càn quét Penguin và Panda thì tôi lại liên tiếp nhận được tư vấn xử lý khủng hoảng Seo do hậu quả là các phần mềm này để lại cũng như nghe ca thán từ hàng trăm ý kiến khác do việc sa đà vào sử dụng phần mềm tăng Rank.

Hệ thống phần mềm kiếm tiền tự động của EWENCHIA dựa trên phần mềm AutoRank, Autotraffic lừng dành ngày xưa sau thảm họa này đã hầu như phá sản!

Trong những năm đó, các kết quả của tôi quả nhiên cũng bị tụt hạng một chút nhưng kỳ lạ là cứ mỗi lần Google càn quét thì thứ hạng mình lại nhích một chút và khi xử lý triệt để thì thứ hạng của mình lại lên cao như xưa mà suốt 3 năm đó tôi không hề tác động vào SEO như cách làm Seo thông thường của người khác để đuổi theo thứ hạng với các website cạnh tranh. Như tôi đã nói, 4 năm trời không quá quan tâm đến việc hôm nay đối thủ lên hay ngày mai đối thủ vượt, khi họ vượt tôi vài từ thì tôi lại đã có vài chục từ khóa khác lên top ở những từ khóa hiệu quả khác.

Tôi vẫn tin tưởng sử dụng các phần mềm SEO chuyên cho việc phân tích dữ liệu, quản lý dự án như Moz, Ahrefs, Webmaster, GA, Seo Doctor, FreeMonitor... và trên máy tính thì chỉ cài duy nhất 2 phần mềm là MozToolbar để so sánh uy tín website như ở trên đã nói cũng như phân tích onpage cơ bản cho một trang web, và FreeMonitor của Google để check kết quả ranking hàng tháng để nắm bắt tình hình. Các phần mềm online thì tôi dùng ahref để check backlink tăng giảm tự nhiên. Webmastertool của Google để nói chuyện với Google hay Pingdom để kiểm tra tốc độ website.

Và tất cả các phần mềm tôi đang dùng thì không phần mềm nào trực tiếp đưa website lên hạn.

- Câu chuyện vui thứ nhất: Nhân việc gặp đoàn Google năm 2011 của TGĐ Google ĐNA (Lần đầu tiên Google sang chính thức Việt Nam) sau đó có đặt quan hệ qua lại với một số chuyên gia của họ và tôi đã có lần đóng góp cho Google sửa chữa khiếm khuyết lỗi hiển thị trên Google.com.vn thì câu chuyện có lần bên lề là: Google có thể mua tất cả các phần mềm Seo trên Thế giới để xử lý :)

- Câu chuyện vui thứ hai: Tôi có gặp mấy anh UnderGround thế giới họ vẫn sài phần mềm Auto đó để đánh đua với Google, khi bị phạt họ bỏ hệ thống để xây hệ thống khác, mỗi một hệ thống không quá 4 tháng tồn tại nhưng đủ họ vẫn có thể kiếm được tiền. Google hy vọng sẽ nâng tốc kiểm soát với nhóm gây bão Rác Google này trong tương lai :)

Quy luật thứ 3: Liên kết tự nhiên (Natural Backlinks) sẽ vẫn luôn được Google đánh giá cao và soi xét kỹ nhất

Câu hỏi 1: Thế nào là liên kết tự nhiên và chất lượng? 

Những ai đi làm seo hay học SEO luôn thường hỏi: Làm sao Google phân biệt được đâu là liên kết chất lượng để đưa thứ hạng website lên top và đâu là liên kết kém chất lượng để phạt xếp hạng?

Định nghĩa chuẩn nhất về liên kết chất lượng/ tự nhiên: Là khi bạn hoặc ai đó có chút uy tín tạo web, viết content ở đâu đó phải lấy trích dẫn của bạn hoặc họ muốn cho người xem biết những kiến thức/ nội dung khác liên quan đến họ thì phải dẫn link đến nội dung của bạn thì gọi là backlink chất lượng.

Định nghĩa hài và dễ hiểu nhất: Khi các bạn muốn tự xây dựng liên kết về web của bạn cho tự nhiên thì bạn hãy cứ vô tư đặt link miễn bạn cảm thấy thật đàng hoàng khi ngồi cạnh ngài Matt Cutts (Mà dân seo gọi vui là Ngài Mặt Cứt).

22 quy luat bat bien trong Seo 2 
Chuyên gia chống Spam của Google - Ngài Matt Cutts​

Câu hỏi 2: Mua link liệu có bị Phạt?

Việc không đủ tài nguyên hay trình độ xây dựng liên kết tự nhiên thì thuê các công ty chuyên nghiệp là điều cần thiết, không ai cấm bạn đi mua link cả, vấn đề là đa số sai về chữ "Mua link".

- Mua link đúng: Trả tiền cho các công ty xây dựng liên kết chuyên nghiệp làm: Họ làm như định nghĩa tôi nói ở trên

- Mua link sai: Trả tiền để đặt liên kết lên các hệ thống LinkFarm (Tạo ra nơi chuyên bán link trên các website không có giá trị nội dung nhưng có PageRank cao do lại được đi link từ những hệ thống như vậy) hoặc các website tham gia trao đổi link không tự nhiên.

22 quy luat bat bien trong Seo 3 
Trên Thế Giới có hàng chục ngàn công ty chuyên về xây dựng liên kết tự nhiên, doanh số hàng năm cả chục triệu USD​
Quy luật thứ 4: Tứ đại Thiên Vương Seo (Tứ trụ Seo) vẫn là 4 yếu tố trọng yếu

Năm 2011, tôi có đưa ra 4 yếu tố quan trọng nhất trong SEO đó là: Tên miền từ khóa, Số lượng liên kết chất lượng, Nội dung tốt và Tối ưu onpage code thật tốt thì website sẽ được xếp hạng cao và thời đó Tứ Trụ SEO đã được coi là kim chỉ nam của dân SEO Việt nam, thậm chí Google đã gợi ý kết quả tìm kiếm vì số lượng người tìm bản tứ trụ này quá lớn.
22 quy luat bat bien trong Seo 4 
Tứ Trụ Seo - Bản infogaphics đầu tiên về SEO tại Việt nam đã có hàng vạn lượt tìm kiếm​

Chúng ta hãy xem hình ảnh gốc của bản tứ trụ này để xem nó được ẩn dụ ra sao (Phương pháp ẩn dụ trong content marketing).

22 quy luat bat bien trong Seo 5 

Những năm 2000-2012 , trong suốt 12 năm thì 4 yếu tố này xếp theo thứ tự : ách, Già, đầm, Bồi và đến năm 2012 Google hạ chỉ số quân ách (A) từ 35% xuống chỉ còn khoảng 15% nhưng chia ra Domain key chỉ còn 3-5% phân thêm chỉ số A sang Domain Brand (khoảng 5-9%) cũng như yếu tố khác của domain hay url (khoảng 5%). và nâng chỉ số phụ cho hai quân K và Q bằng các chỉ số phụ như Backlink từ Social, Tối ưu trị giá trên Local map, CTR trên headline (Vẫn thuộc phần mở rộng từ tứ trụ)

Domain keys (2000-2012): "Key-words.com" (Và là chỉ số quan trọng nhất)

Domain keys (2012-nay): Key-words / Brand domain / độ ngắn / mức độ phổ biến của đuôi tên miền/ Cấu trúc url (Và là chỉ số yếu nhất trong tứ trụ)

Như vậy sự dịch chuyển chỉ số Domain ở đây đó chính là Domain keys sang Branded Domain vì những tên miền có thương hiệu sẽ gia tăng được tỷ lệ click chuột của khách hàng vào website do mức độ uy tín nó xây dựng. Tuy nhiên domain key cũng vẫn có tác dụng tăng tỷ lệ này nếu cũng được định hướng xây dựng như branded domain (chưa kể tuy sụt giảm chỉ số nhưng Google vẫn xếp hạng chỉ số cho domain key ngay cả hiện tại).

22 quy luat bat bien trong Seo 6 
Thử nghiệm EMD trong 1 tháng - Website không backlink​

Theo Facebook Tuấn Hà

10 sai lầm SEO thường gặp đối với các trang web thương mại điện tử

Phần lớn Internet hiện nay là dành cho thương mại điện tử và những người sở hữu trang web đang cạnh tranh với nhau để chia sẻ thị trường hữu hạn có sẵn trong các ngành công nghiệp. Điều này có nghĩa là SEO là vô cùng quan trọng tới mức nếu phạm phải một sai lầm có thể kết tới trang web của bạn.

slide ​
Nếu bạn cảm thấy trang web của ban làm việc không đúng cách hoặc bạn cảm thấy bị giảm thứ hạng của Google mà không có một lời giải thích nào thì bạn cần phải ngồi lại và nhìn nhận xem có những vấn đề gì đã xảy ra.

1. Thiếu mô tả sản phẩm hoặc sơ sài

Google thích các nội dung và điều này đi đôi với sản phẩm của trang web bán hàng. Người dùng cũng thích các nội dung mặc dù họ không nghĩ về nó. Hình ảnh của 2 trang web, cả hai đều bán cho bạn một chiếc điện thoại iPhone. Một trang web có hình ảnh điện thoại, tên và giá cả. Trong khi đó, một trang web khác lại có một dòng mô tả dài bao gồm cả thông số kỹ thuật hệ thống, phiên bản phần mềm, không gian lưu trữ. Và bạn sẽ sử dụng trang web nào?

Trang web có nội dung quá ít sẽ được gắn cờ với một hình phạt Panda. Bất kỳ một trang web nào cũng cần phải có vài trăm từ với nội dung độc đáo. Nếu bạn cần ý tưởng cho nội dung hơn là cho một mô tả sản phẩm, bạn có thể tìm kiếm để xem nếu bạn có quá nhiều sản phẩm tương tự trên các trang cá nhân thì có nên nhóm nó vào thành một nhóm trên một trang.

2. Sao chép mô tả sản phẩm

Dù bạn có làm gì đi chăng nữa thì bạn cũng nên tránh việc sao chép nội dung. Dưới đây là hai kịch bản thường có trên các trang web thương mại điện tử:
  • Bán các sản phẩm của các nhà sản xuất khác và các nhà sản xuất có một mô tả trên trang web của họ. Họ đưa ra đầy đủ những mô tả và bạn sao chép những mô tả đó vào các trang sản phẩm của bạn.
  • Bạn bán 10 phiên bản màu khác nhau trên cùng một sản phẩm và nghĩ rằng bạn sẽ có 10 cơ hội xếp hạng hơn so với việc bạn tạo ra một trang cá nhân cho mỗi sản phẩm.
Cả hai sẽ giúp bạn nhận được hình phạt đối với nội dung trùng lặp. Trong trường hợp đầu tiên, Google có thể thấy bạn sao chép nội dung của một trang web và bạn chính là một scraper hoặc tên trộm. Trong trường hợp thứ hai, có quá ít sự khác biệt từ trang này sang trang khác, Google - và người dùng của bạn - sẽ được hưởng lợi nếu bạn kết hợp các trang và sử dụng một hộp thả xuống đơn giản cho sự khác biệt màu sắc.

3. Chưa có Đánh giá

Đánh giá phục vụ ba mục đích lớn trên cửa hàng của bạn:
  • Đầu tiên, chúng cho phép bạn truy cập vào "<product> review". Một số lượng lớn các khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm đánh giá trước khi mua và ý kiến về trang web của bạn sẽ thu hút họ.
  • Thứ hai, chúng dùng để làm cho trang web của bạn có nội dung độc đáo với các trang web khác. Điều này có thể cung cấp cho bạn hàng trăm hoặc hàng nghìn những nội dung có giá trị.
  • Thứ ba, nó làm tăng sự tin tưởng và sự tự tin trong cả hai sản phẩm của bạn và doanh nghiệp của bạn; mọi người để lại nhận xét chỉ khi có một điều gì đó đặc biệt đã xảy ra, vì vậy sự đánh giá tích cực là một lợi ích rất lớn.
4. Các từ khóa

Trong tiếp thị trực tuyến, một từ khóa sẽ là một từ khóa bạn không có cơ hội ở lại địa ngục của sự xếp hạng. Đây là những từ khóa cạnh tranh cao. Bạn là một đại lý bán lẻ giày và bạn sẽ không bao giờ là đối thủ của Nike, Foot Locker, Payless.

Thay vào đó, xác định nhiều từ khóa dài (Long-tail) và thu hút người tìm kiếm thích hợp cụ thể và các sản phẩm.

5. Không thể đọc URL
  • Store.site.com/product=?productid_3399932077573.asp
  • Store.site.com/category/purses/chanel/
Trong trường hợp đầu tiên, bạn không có URL được trỏ đến bạn. Trong trường hợp thứ hai, bạn biết đó là một cái ví được sản xuất từ Chanel năm 2014. Nếu bạn không biết các nhà thiết kế thời trang hoặc nhà thiết kế ví, bạn có thể không biết điều đó nhưng nó vẫn là thông tin bạn cần phải học từ một URL. Đây là những loại URL mà bạn cần phải sử dụng cho cả tính khả dụng SEO và lợi ích SEO.

6. Trùng lặp thẻ tiêu đề

Trùng lặp nội dung là một vấn đề. Tiêu đề và mô tả của bạn phải là duy nhất trên các trang của bạn. Nếu bạn có hai trang với tiêu đề “Giày Nike đen” thì điều này là không tốt.

Mô tả là quan trong hơn. Google không đánh giá trang web của bạn dựa trên chúng nhưng nó có ảnh hưởng đến người dùng. Các mô tả là những gì thể hiện trong kết quả của Google.

7. Thiếu tìm kiếm Canonical

Một trong những nguyên nhân lớn nhất của cảnh báo nội dung trùng lặp là một chức năng tìm kiếm có vấn đề. Khi kết quả tìm kiếm của bạn được hiển thị bằng cách sử dụng tham số trong URL, bạn có thể kết thúc với hàng ngàn các trang web có URL duy nhất mà tất cả đều giống nhau. Chúng đều giống nhau bởi vì chúng là như nhau và chỉ có Google không biết điều đó.

Giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng thẻ Canonical để thông báo cho Google rằng trang này không có vấn đề với URL, nó thực sự là trang canonical.

8. Không có hình ảnh (Hoặc Alt Text)

Một trang sản phẩm không có hình ảnh là sẽ thất bại. Người dùng muốn nhìn thấy những gì họ đang mua và nếu không họ sẽ không mua nó.

Để làm nguôi ngoai cơn giận của Google, bạn cũng cần phải sử dụng alt text cho hình ảnh của bạn. Bao gồm các mô tả về những hình ảnh đó. Những mô tả alt bao gồm nhiều từ khóa, bạn có thể sử dụng nó để nhận được xếp hạng trên cả hai tìm kiếm tự nhiên và tìm kiếm hình ảnh.

9. Chưa chú trọng vào địa phương

Nếu doanh nghiệp của bạn có một chi nhánh tại địa phương, bạn có thể thu được lợi ích lớn bằng cách sử dụng các từ khóa địa phương. Đó là một hành động để cân bằng giữa địa phương và trên toàn cầu và bạn đang có vị thế tốt để phát triển.

10. Không có Analytics

Có quá nhiều doanh nghiệp bắt đầu cảm thấy như thể họ không cần analytics. Họ chỉ cần ném tất cả các sản phẩm của mình lên online, tối ưu hóa chúng một cách tốt nhất có thể và xem nơi chúng đi dựa trên doanh số bán hàng. Trên thực tế, họ có thể bỏ lỡ hàng nghìn lưu lượng truy cập từ các tìm kiếm cụ thể nhưng không thể tìm thấy trang web của bạn. Kịch bản tương tự khác xảy ra và bạn có thể mang lại hàng nghìn lưu lượng truy cập bằng cách sử dụng Analytics và nó có thể tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp.
Nguồn: thegioiseo.com

Popular Posts