Monday, June 30, 2014

Code bài viết lên quan cho Blogspot

Bài viết liên quan giúp người dùng tìm được các bài viết có nội dung liên quan tới nhau (cùng nhãn - label) trong cùng 1 blog.

Bước 1: Vào quản trị -> Mẫu -> Chỉnh sửa HTML

Code bài viết lên quan cho Blogspot
Bước 2: Nhấn Ctrl + F và tìm thẻ </head>

Bước 3: Dán code dưới đây ngay trên </head>

<!--Related Posts Start-->
<!-- remove --><b:if cond='data:blog.pageType == &quot;item&quot;'>
<style type='text/css'>
#related-posts{float:left;width:auto;}
#related-posts a{border-right: 1px dotted #eaeaea;}
#related-posts a:hover{background: #f2f2f2;}
#related-posts h2{margin-top: 10px;background:none;font:18px Oswald;padding:3px;color:#999999; text-transform:uppercase;}
#related-posts .related_img {margin:3px;border:2px solid #f2f2f2;width:98px;height:98px;transition:all 300ms ease-in-out;-webkit-transition:all 300ms ease-in-out;-moz-transition:all 300ms ease-in-out;-o-transition:all 300ms ease-in-out;-ms-transition:all 300ms ease-in-out;}
#related-title {color:#222;text-align:center;padding: 0 10px;font-size:14px Oswald; line-height:16px;text-shadow:0 2px 2px #fff;height:28px;width:98px;}
#related-posts .related_img:hover{border:4px solid #E8E8E8;opacity:.7;filter:alpha(opacity=70);-moz-opacity:.7;-khtml-opacity:.7}</style>
<script src='http://fileitviet360.googlecode.com/svn/relatedposts.js' type='text/javascript'/>
<!-- remove --></b:if>
<!--Related Posts  End-->

Bước 4: Dán code dưới đây dưới <div class='post-footer'>

 <!-- Related Posts Start-->
<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;item&quot;'>
<div id='related-posts'>
<b:loop values='data:post.labels' var='label'>
<b:if cond='data:label.isLast != &quot;true&quot;'>
</b:if>
<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;item&quot;'>
<script expr:src='&quot;/feeds/posts/default/-/&quot; + data:label.name + &quot;?alt=json-in-script&amp;callback=related_results_labels_thumbs&amp;max-results=5&quot;' type='text/javascript'/></b:if></b:loop>
<script type='text/javascript'>
var currentposturl=&quot;<data:post.url/>&quot;;
var maxresults=5;
var relatedpoststitle=&quot;<b>Bài liên quan</b>&quot;;
removeRelatedDuplicates_thumbs();
printRelatedLabels_thumbs();
</script>
</div><div class='clear'/>
</b:if>
<!-- Related Posts End-->

*** CHÚ Ý
- Giá trị maxresults=5 các bạn tùy thay đổi theo từng theme và nhu cầu cụ thể
- Tùy từng theme <div class='post-footer'> có thể có 1 - 4 đoạn, các bạn thay lần lượt đến khi đạt kết quả như ý.
- Trước khi thay nên sao lưu trước.

Sunday, June 29, 2014

Phương Pháp Xây Dựng BackLink 2014

Năm 2014 là một năm có nhiều sóng gió nhất trong giới "Seo Bít" . Google liên tục Update những thuật toán mới để loại bỏ những trang web kém chất lượng, hãy những Spamer để hướng 1 sản phẩm tìm kiếm chất lượng cho người dùng in-tơ-nét.

Có rất nhiều phương pháp để xây dựng Backlink khác nhau mỗi phương pháp lại có những mặt mạnh, mạnh yếu khác nhau. Hãy cùng so sánh các phương pháp xây dựng Backlink đó để bạn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp tốt nhất với chiến dịch của bạn.
Phương pháp xây dựng Backlink 2014

1. Tạo Backlink trên các diễn đàn/blog
+ Ưu điểm:
- Càng tham gia nhiều diễn đàn, blog bạn sẽ tạo được số lượng Backlink lớn và nhanh. Đồng thời không làm ảnh hưởng tới cấu trúc Outbound link.
- Thương hiệu website của bạn được nhiều người biết đến khi mà có những bài viết chất lượng. Kèm theo đó là sự tích lũy dần dần.
+ Nhược điểm:
- Vì Backlink có được chủ yếu là số lượng để bù chất lượng nên chất lượng Backlink không cao.
- Những diễn đàn có cùng chủ đề với website của bạn không nhiều mà bạn còn phải mất nhiều thời gian tìm đến các diễn đàn, tham gia viết bài và trả lời bài viết.

2. Trao đổi Backlink
+ Ưu điểm
- BackLink đến từ các nguồn domain có tuổi thọ dài thì sẽ được Google đánh giá cao và link này đến từ các trang web có cùng chủ đề với bạn nên về mặt uy tín là được đảm bảo.
- Chỉ mất công tìm kiếm và trao đổi email với đối tác nên chi phí bạn bỏ ra là thấp và sự tích lũy của bạn ngày càng lớn hơn.
+ Nhược điểm
- Thời gian bạn xây dựng Backlink mất khá nhiều mà chất lượng link cũng không đồng đều và cao lắm. Thứ nữa là điều nà ảnh hưởng tới cấu trúc Outbound link.

3. Mua Backlink
+ Ưu điểm
- Bạn mất một khoản chi phí nên dễ dàng chọn được nguồn Backlink có cùng chủ đề kèm theo là tốc độ triển khai nhanh.
- Link chất lượng cao mà không hề ảnh hưởng tới cấu trúc Outbound links
+ Nhược điểm
- Dễ dàng bị Google xử phạt vì gã khổng lồ sẽ cho bạn banned ngay nếu nhận thấy dấu hiệu bạn mua link
- Chi phí bỏ ra nhiều mà không có sự tích lũy. Bạn mua 1000 link năm nay thì sang năm bạn cũng phải mua với một mức như vậy. Đây là hạn chế rất lớn.

4. Submit directories
+ Ưu điểm
- Tốc độ tạo link nhanh mà không ảnh hưởng tới cấu trúc Outbound link
- Link đến từ các domain khác nhau nên có sự tích lũy
- Chi phí mà các công ty SEO bỏ ra cho bạn thấp
+ Nhược điểm
- Các directories không theo một chủ đề nào mà chất lượng link lại rất thấp.

5. Social Bookmarking
+ Ưu điểm:
- Tốc độ triển khai nhanh với sự hỗ trợ autofill khi reg và bây giờ có rất nhiều soft auto submit
+ Nhược điểm
- Đa phần là Backlink nofollow nên chất lượng link thấp
- Bạn chỉ nên submit vào primary sites

6. Viết article
+ Ưu điểm
- Nguồn nội dung đã được kiểm duyệt nên chất lượng link nên tốt
- Hình ảnh thương hiệu được xây dựng tốt nên có sự tích lũy về lâu dài cho bạn
- Cấu trúc Outbound link thì không bị ảnh hưởng
+ Nhược điểm
- Link đến từ số ít domain nên tốc độ triển khai chậm
- Bạn phải đầu tư thời gian viết bài có chất lượng nên chi phí bạn bỏ ra là lớn. Cái gì cũng có sự trả giá. Nếu nội dung được bạn tự biên soạn thì bạn càng khẳng định được vị trí của mình.

7. Profile link
+ Ưu điểm
Sẽ là hữu ích cho bạn trong việc tạo brand name khi mà có backlink nhanh chóng và dễ dàng
+ Nhược điểm
- Link nofollow chiếm chủ đạo
- Chỉ nên submit vào primary sites.

8. Cross link
Phương pháp này link có được trên cùng một chủ sở hữu của các trang web khác nhau.
+ Ưu điểm:
- Bạn vừa có một số lượng link nhiều mà chất lượng cũng tốt
- Khi thay đổi bất kì chiến lược SEO nào bạn vẫn có thể tùy biến mà sử dụng
- Sự tích lũy thì bạn cũng trông thấy rõ kèm theo đó là độ ổn định cao. Site của bạn không lo ngại bị ai xóa link.
+ Nhược điểm:
- Thời gian bạn xây dựng dài nên sẽ mất chi phí về thời gian
- Chi phí cao: hosting, domain, các biện pháp hỗ trợ link
- Số lượng domain, địa chỉ IP đến site của bạn thấp.

Trên đây là các phương pháp xây dựng Backlink năm 2014 mà mình sưu tầm được. Hi vọng bạn sẽ lựa chọn được vài phương pháp cho riêng mình :D.


Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ? là câu hỏi của rất nhiều bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Trước khi thêm tên miền tùy chỉnh cho blogspot mình đã lưu lại một số thông tin để tiện đối chiếu sau này. Sau đây là kết quả:

Sau khi thêm domain thì tất nhiên là blog tạm thời mất index, thứ hạng, các chỉ số về mạng xã hội.

Sau 01 ngày: có 4 bài được index, chỉ số mạng xã hội vẫn chưa trở lại, thứ hạng vẫn còn nhưng là cho tên miền .blogspot. Khi bấm vào thì được điều hướng về tên miền đã add.

Sau 02 ngày: thì có 40 bài được index, các chỉ số +1 được cập nhật cho các bài đã index. Thứ hạng vẫn như sau 1 ngày.

Sau 03 ngày: gần như toàn bộ bài viết được index, mạng xã hội G+ được cập nhật lại cho domain mới, thứ hạng cũng được cập nhật cho domain mới, tuy có hơi thay đổi so với trước đó. Cụ thể:

- Từ khóa Blog vệ tinh, trước khit thay ở top 1

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?

3 ngày sau khi thay đã được tính cho tên miền mới

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?

- Từ khóa dang ky dmca, trươc khi thay ở vị trí số 1, sau khi thay thì giảm một hạng.

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?
Trước khi thay

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?
Sau khi thay

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?
  Tuy nhiên từ khóa đăng ký DMCA (có dấu vẫn giữ nguyên vị trí)

- Từ khóa SEO nội dung, trước đó ở vị trí số 2

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?

Giờ không có trong top 30 ( mất mát khá đây !... )

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?

 - Lượng truy vấn tìm kiếm, hiển thị và click thì giảm nghiêm trọng

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?
 Trước

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?
 ... và sau khi thay
- Lượng index đã trở về sau 3 ngày

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?
Trước khi thay

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?
 Sau 03 ngày

- Chỉ số mạng xã hội được cập nhật co G+ nhưng không cho các mạng khác.

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?
 Trước khi thay

Thay domain có ảnh hưởng tới SEO ?
 Sau khi thay




 

Chúng ta có thể thấy việc thay domain có ảnh hưởng nhất định tới kết quả SEO.
- Index không bị mất
- Thứ hạng có thay đổi ít nhiều tùy theo từ khóa
- Mạng xã hội được cập nhật riêng cho G+.
- Hơi tiếc là mình không đi backlink nên không có số liệu cho phần này.

Tất nhiên sự ảnh hưởng còn tùy thuộc vào phương pháp SEO của mỗi người và từng blog cụ thể.Trên đây là kiểm nghiệm của mình cho blogspot, còn trên web theo tham khảo với các anh em làm SEO khác thì kết quả tương tự. Nói chung từ khóa bị giảm khoảng 20%.

Tối ưu hóa bộ keyword cho blogspot

Bộ keyword rất quan trọng trong SEO. Bài viết này chia sẻ với các bạn cách tối ưu hóa bộ keyword cho trang chủ và các trang con blogspot.

Tối ưu hóa bộ keyword cho blogspot

Các bạn vào phần quản trị blog, tìm Mẫu > Chỉnh sửa HTML, sau đó nhấn ctrl F, tìm đến đoạn code sau:

<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;index&quot;'>
<title><data:blog.pageTitle/></title>
<b:else/>
<title><data:blog.pageName/> - <data:blog.title/></title>
</b:if>


Và thay thế bằng đoạn code dưới đây:

<!-- Viết Title,Description,Keyword cho trang chủ -->
<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>
<title>Tiêu đề của bạn</title>
<meta content='Mô tả của bạn'description'/>
<meta content='Keyword của bạn' name='keywords'/>
</b:if>

<!-- Tự động viết Keyword cho từng bài viết trong Blogspot -->
<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;item&quot;'>
<meta expr:content='data:blog.pageName + &quot;, &quot; + data:blog.title' name='Keywords'/></b:if>



Ở phần tự động viết keyword cho từng bài viết chúng ta chỉ quan tâm tới thẻ Mate Keyword. Tiêu đề mặc đinh: Tiêu đề bài viết = Title. Thẻ Keyword để như code trên thì có dạng:

Tên bài viết | Tiêu đề blog

Vì mình thường SEO cho các bài viết cụ thể thay vì trang chủ (blog cũng ít khi SEO vào catalogue) nên đặt theo kiểu đó. 

Còn về Description, mình thường để Google tự nhận để có thể lên được với nhiều từ khóa hơn. Tất nhiên các bạn có thể đặt mô tả cho từng bài trong blog thông qua việc điền vào phần mô tả tìm kiếm như hình dưới và nhấn Hoàn thành.

Tối ưu hóa bộ keyword cho blogspot


Ở trên là tối ưu theo kiểu kĩ thuật, phù hợp với các thuật toán, còn để bộ keyword hướng người dùng hơn các bạn có thể xem thêm:
Cách đặt tiêu đề bài viết

Friday, June 27, 2014

Thay đổi giao diện blog

Blogspot cung cấp một số giao diện có sẵn, tuy nhiên để muốn blog đẹp hơn và không đụng hàng với người khác bạn có thể thay giao diện cho blog.

 Thay đổi giao diện blog

Trước tiên bạn lên các trang chuyên chia sẻ Temple như:

http://btemplates.com/
http://www.mybloggerthemes.com/
http://www.soratemplates.com/
http://blogtemplate4u.com/

Các bạn tìm một số mẫu đẹp, xem thử, nếu ưng ý thì download về, giải nén ra.

Thay đổi giao diện blog
 Các bạn sẽ có vài file trong đó nhưng các bạn chỉ cần để ý tới một file có dạng tenthemme.xml

Thay đổi giao diện blog

Các bạn vào blog, phần quản trị, nhấn vào Mẫu, bên góc phải màn hình có một nút bấm là: sao lưu/ khôi phục, các bạn bấm vào đó.

Thay đổi giao diện blog

Ở cửa sổ tiếp theo các bạn bấm bấm vào Duyệt, tìm đến file .xml đã được giải nén, chọn Tải lên, sau đó ngồi chờ một chút.

Thay đổi giao diện blog

Bây giờ Blog của bạn đã có một diện mạo hoàn toàn mới.

Blog cũng có rủi ro nhất định, vì thế trước khi thực hiện một thay đổi quan trọng các bạn nên tiến hành sao lưu. Sau khi ấn vào sao lưu/khôi phục các bạn chọn Tải xuống mẫu tùy chỉnh.

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị

Khởi tạo 1 blogspot không phải là việc khó. Vấn đề là phát triển như thế nào để blog có chất lượng.

Nhiều người có quan điểm blog chỉ để làm vệ tinh, và vệ tinh thì có thể làm "nát" - nghĩa là spam nội dung, đi link bừa bãi, chia sẻ tá lả.

Trong các bài về blogspot mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm 2 năm chơi blog của mình với các bạn, bắt đầu từ việc khởi tạo và tìm hiểu menu quản trị của Blogspot.

Để tạo blogspot cac bạn cần một tài khoản gmail. Sau đó truy cập vào địa chỉ https://www.blogger.com/. Nếu bạn chưa có blog nói sẽ hiển thị nút tạo blog mới, sau khi bấm vào nút tạo blog các bạn sẽ được chuyển sang cửa sổ tiếp theo.

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị 
Ở cửa sổ tiếp theo các bạn điền tên blog, địa chỉ blog (url) và mẫu (theme). Các thao tác này bạn có thể làm nhanh vì thực tế các blog SEO sau này hầu hết đều thay giao diện, add domain, còn tên blog thì bạn có thể thay bất cứ lúc nào, một cách đơn giản. Sau đó bạn bấm vào nút Tạo blog thế là bạn đã có một blog để bắt đầu viết bài.

Blog của Google đã được tối ưu rất nhiều, tuy nhiên để đạt kết quả tốt hơn trong SEO các bạn sẽ phải thay kha khá. Lúc đầu thì hơi khó, còn sau này khi đã quen thì việc chỉnh sửa lại 1 blog cho ưng ý chỉ mất chừng nửa ngày là ổn.

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị

Hệ thống menu quản trị của blogspot nằm bên tay trái các bạn, và bên phải là bảng hiển thị các thông số cụ thể. Trên cùng là Tổng quan hiển thị nguồn, lượng truy cập blog của bạn, cập nhật theo thời gian thực (chứ không phải theo ngày như Google Analytics). Số liệu này khác với Google Analytics vì Google tính cả lượt truy cập của bạn.

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị 

Bài đăng là nơi thống kê số lượng bài viết (bao gồm đã đăng, nháp, đã up lên bằng xml, tổng số bài), nhãn. Tất nhiên bạn có thể vào và sửa chữa thông tin khi cần.

Trang giúp bạn thêm các trang tĩnh, thường là các bài: giới thiệu, liên hệ, cũng có thể là một nhãn nào đó... hiển thị trên thanh menu top bên ngoài giao diện.

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị

Nhận xét: hiển thị các comment mà khách viếng thăm để lại trên blog của bạn, bạn có thể kiểm duyệt: để - xóa - hoặc báo spam.

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị

Google+ cho phép bạn lựa chọn việc tự động chia sẻ bài viết lên blog khi bạn public bài viết, hoặc để Google nhắc bạn điều này mỗi khi bạn xuất bản bài viết mới. Tính năng cho phép nhận xét trên G+ hiển thị trên blog được nhiều SEOer lựa chọn. Nhưng mình không thích tính năng này vì nhận xét trên Google thường không chất, toàn kiểu: thanks, + nhé, cùng + nhé... Là mạng xã hội thì ok, nhưng đặt trên blog thì rất loãng.

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị 

Thống kê: khá quan trọng, hiển thị: lượng truy cập, nguồn truy cập, bài được xem nhiều, lượng truy cập theo khu vực địa lý. Các thông số này khác với Google Analytics và Webmaster tool. Vì cách tổng hợp và thống kê của Google hơi khác cho mỗi công cụ.

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị

Doanh thu: Nếu bạn có tài khoản Google Adsense thì bạn có thể đặt lên blog để kiếm chút tiền trang trải. Bạn có thể đăng kí trực tiếp trên blog, nhưng khá khó do các chính sách trang web của Google (bạn nên đăng ký Google Adesense bằng Youtobe). Một số bạn không thấy hiển thị menu này là do các bạn chọ blog là tiếng việc. Trong phần Cài đặt >  Cơ bản > Ngôn ngữ và định dạng hãy chọn ngôn ngữ blog là Tiếng Anh.

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị

Bố cục: Cho phép thêm, bớt các khối tiện ích như: nút +1, người theo dõi trên blog, bài đăng phổ biến, thống kê blog, hoặc HTML/Javascript để thêm các tiện ích không có sẵn cho blog như, wiget: bài liên quan, tự động chèn link trong bài viết, quảng cáo...

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị

Mẫu: Cho phép bạn can thiệp và code để chửa sửa blog sâu hơn. Với dân nghiệp dư như mình thì chỉ là tìm các code sẵn được chia sẻ trên mạng, thay vào, cái nào được thì giữ lại, lỗi thì bỏ. Mình sẽ chia sẻ với các bạn trong các bài khác.

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị

Cài đặt: là một menu rất quan trọng, cho phép bạn viết title, description cho trang chủ. Thêm tên miền tùy chỉnh cho blogspot, thêm quyền cộng tác viên, quản trị viên cho blog.


Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị

  Một số tùy chỉnh trong phần cài đặt


Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị

 Cài đặt > Tùy chọn tìm kiếm: cài đặt chuyển hướng và robot tùy chỉnh cho blog.

Tạo blogspot, tìm hiểu menu quản trị
Cài đặt > Khác: quan trọng nhất, là nơi để dán mã theo dõi của Google analytics.

Thursday, June 26, 2014

Forum Seeding - Thời oanh liệt nay còn đâu

Forum seeding cách đây vài năm là một công cụ Social media được rất hiệu quả. Nhưng sự thoái trào của Forum, sự lạm dụng công cụ quá đáng đã khiến Seeding kiểu cũ không còn đất diễn nữa. Loạt bài này giúp các bạn nhìn lại quá khứ oanh liệt và gợi ý một số hướng làm Forum Seeding trong giai đoạn mới
Forum bắt đầu nở rộ ở VN từ những năm 2005, 2006, những forum chất nhất thời kì này thu hút được cả triệu người tham gia như 5giay, Ddth, Ttvnol, Tinhte, Webtretho, Yeuamnhac…. Phần đông xem Forum như là 1 nơi kết bạn, học hỏi kiến thức hữu ích, bên cạnh YM, Blog. Và  những người năng động đầu tiên đã tìm thấy rất nhiều cơ hội kiếm tiền như mua bán hoặc rao vặt. Đó là 1 thời kì cộng đồng rất nhiệt tình, ngây thơ và sạch sẽ, chỉ thi thoảng có vài vụ lình xình.


Đến 2007 - 2008, 1 số Brand bắt đầu tìm đến Forum như 1 mảnh đất đầy màu mỡ để "nhân giống” các thông điệp của mình. Cách làm là tạo ra các topic hỏi đáp, dẫn dắt người dùng đến điểm cao trào rồi lồng các tư vấn về sản phẩm vào. Có khá nhiều campaign đã thu được kết quả rất ấn tượng
11/ 2008: CloseUp – Tìm em nơi đâu có thể xem là campaign đầu tiên sử dụng forum seeding trên diện rộng. Câu chuyện tình yêu của chàng sinh viên si tình được nói rất nhiều trên hàng trăm forum teen như Vietgiaitri, Hihihehe, Truongton, Top1, Zing …., góp phần tạo ra sự quan tâm mạnh mẽ đến campaign, đem lại lượng traffic rất lớn cho các sự kiện online, offline
8/ 2009: Nescafe – Cùng trò chuyện là campaign đầu tiên "dũng cảm” chọn forum là platform. Các chủ đề thảo luận được "khơi mào” trên các forum dành cho dân công sở, phụ nữ trước rồi sau đó được "kéo về” forum chính cungtrochuyen.com để tiếp tục tranh luận. Chiến lược này chứa đựng khá nhiều rủi ro vì lúc này các forum tám đầy rẫy trên mạng, việc sinh ra 1 forum mới không hề dễ dàng để thu hút sự quan tâm. Nhưng kết quả rất ấn tượng, sau hơn 3 tháng đã thu hút được gần 50k user và hàng ngàn topic được thảo luận sôi nổi
6/2010: Honda – 12 cá tính có 1 cách tiếp cận mới và sau này chúng tôi hay gọi là "forum sponsor”. Bằng cách bắt tay với 3 cộng đồng lớn là Zing, Yeuamnhac, Noi.vn từ khâu tuyển ứng viên, đến vòng thi clip online, đến vòng live show, campaign đã thu hút được 1 số lượng lớn các thành viên tích cực tham gia, theo dõi và ủng hộ cho "gà nhà”. Sự thành công không chỉ ở chỗ vượt chỉ tiêu hơn 1000 clip dự thi (gấp 5 lần năm trước) mà còn bởi các hoạt động online diễn ra rầm rộ, liên tục trên các forum, tạo điểm nhấn về Social rõ nét so với cách làm truyền thống trước đây
6/2012: Vicent Kompany đến Việt Nam, 1 project với ngân sách rất nhỏ dành cho Forum nhưng đáng nhớ. Bằng việc hợp tác với các forum và fan page bóng đá, campaign đã huy động được 1 lực lượng cổ động viên nhiệt thành tham gia chương trình từ lúc đón đội bóng đến các hoạt động giao lưu, cổ động.
2010 --> 2014, cùng với Tinhte.vn, các Brand điện thoại đã thực hiện rất nhiều chiến dịch seeding theo dạng "trên tay” hoặc "offline ra mắt sản phẩm”. Thậm chí có 1 topic bốc thăm trúng điện thoại trên Tinhte thu hút được hàng ngàn người comment dù chỉ là chiếc điện thoại Tàu vốn bị chê bai không tiếc lời trước đó
Thời hoàng kim của Forum seeding diễn ra từ 2008 à 2012. Các Admin forum lớn được o bế hết mức, nhất là Tinhte, Voz, Hdvietnam, Vnphoto, Ddth, Lamchame, Bikervietnam, Vn-zoom…. Có những forum còn trở thành nỗi ám ảnh của Agency vì sự khắc nghiệt như WTT, DDth, Zing,….Các bạn seeder (đa phần tay ngang) được rất nhiều agency biệt đãi. Forum seeding trở thành 1 phần không thể thiếu trong hầu hết Social media plan

Sau 2012, chúng tôi ít làm forum seeding. Sự bùng nổ của các MXH như Facebook, Zing me khiến forum không còn là nơi duy nhất để làm Social. Sự khai thác Seeding quá mức, cộng với lực lượng SEO spammer khiến nhiều forum trở thành bãi rác.

Từ gần 100 forum mạnh, giờ đây chỉ còn thu lại chưa đến 20 forum có cộng đồng thật sự. Các forum giải trí, tám, kết bạn bị giải tán khi người dùng chuyển hết lên facebook. Chỉ còn niche forum có thể tồn tại. Mặc dù chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các fan page, group Facebook, nhưng các forum chuyên sâu kiểu Tinhte,Webtretho, Otofun, Vnphoto, Biker, 5giay….vẫn giữ được vị thế, bản thân Tinhte hay Webtretho cũng đầu tư khá nhiều để thoát ra khỏi nền tảng Forum cũ kĩ. Tuy vậy gần như không thể Seeding theo cách cũ trên các forum này nữa, 1 phần vì người dùng đã quá chai sạn với Seeding, 1 phần vì lực lượng Mod kiểm duyệt trên từng động đậy

Cùng nhìn lại Mô hình seeding đã gắn bó với không ít Agency và đem lại công việc cho vô số Seeder
Nuôi nick 1 thời gian cho đủ số bài, số sao
Mua sticky (hoặc đi đêm với Mod)
Tạo topic theo kiểu "Em có vấn đề ABC muốn hỏi …”
Nuôi 1 đội seeder tung hứng, dẫn dắt
Gài thông điệp (hoặc sản phẩm)
Hầu hết Seeding kiểu này đều đi lòng vòng, lén lút và không đem lại nhiều giá trị cho người đọc. Đa số topic rơi vào cảnh chợ chiều vì chỉ có 1 vài cái loa cố gắng inh om, còn phần đông thì chẳng quan tâm. Một số topic sôi nổi hơn nhưng lại dễ bị đi chệch hướng hoặc sa đà vào việc cãi vã vô ích

Phải chăng Forum seeding đã chết ?

Tất nhiên điều đó nếu xảy ra thì hẵng còn lâu nữa. Khi mà siêu thị đã phủ ra khắp các thành phố thì mô hình chợ truyền thống vẫn còn đất sống, dù nó lộn xộn hay dơ bẩn. Forum vẫn là những ngôi chợ mà Brand không thể không có mặt. Người ta vẫn đi chợ. Người ta vẫn có nhu cầu được hoà mình vào các đám đông. Người ta vẫn nói về bạn trên Forum, thậm chí chửi bới hoặc ném đá. Người ta vẫn có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm, kiến thức. Người ta vẫn có nhu cầu mua hang

Vậy Seeding theo kiểu mới là như thế nào ? Hẹn gặp lại các bạn trong phần 2


Tác giả bài viết : Lê Anh Tuấn

Wednesday, June 25, 2014

Hướng dẫn mua tên miền trên Godaddy

Godaddy là nhà cung cấp dịch vụ tên miền, hosting lớn trên thế giới. Việc mua tên miền tại Godaddy, cũng như sử dụng các dịch vụ khác không phức tạp, chỉ cần bạn có tài khoản Visa.

Bên cạnh việc có tài khoản visa hãy đảm bảo tài khoản của bạn được kích hoạt để thực hiện các giao dịch trực tuyến.

Việc sau đó là tạo tài khoản trên Godaddy, cái này cũng giống như đăng ký diễn đàn, việc thường ngày của SEOer rồi, mình không nói thêm làm gì cho thừa.

Hướng dẫn mua tên miền trên Godaddy
 Sau khi có tài khoản Godaddy các bạn tiến hành đăng nhập, và ấn vào Find a domain

Hướng dẫn mua tên miền trên Godaddy
 Các bạn nhập vào domain mình định mua

Nếu tên miền ấy không còn thì nó sẽ báo not available, còn trống thì sẽ báo domain is available. Các bạn có thể tham khảo mức giá xem có vừa túi tiền không. Nhiều khi có tên miền rất đẹp, giá rất bèo, nhưng cũng có khi ngược lại. Sau khi chọn tên miền các bạn ấn vào nút Select để xác nhận lựa chọn.

Hướng dẫn mua tên miền trên Godaddy
Sau đó Godaddy sẽ "dụ" bạn mua hosting, email... bạn cứ bỏ qua, lịch sự No Thanks! Và chọn Continue to Cart ở dưới cùng.

Hướng dẫn mua tên miền trên Godaddy
Cái tên miền có vài Đô và bị đội giá lên tới hơn 60 USD đó là vì Godaddy thường để mặc định là 5 năm, chào mời thêm vài thứ bên dưới (bạn remove hết nhé), hoặc đôi khi là do lưu cache. 

Hướng dẫn mua tên miền trên Godaddy
Sau khi loại bỏ tất cả các điều đó tên miền sẽ trở về với mức giá như nó vẫn có. Lúc này bạn mới bấm vào Proceed to Checkout, đừng vội vàng mà "cháy túi" nhé.

Hướng dẫn mua tên miền trên Godaddy

Ở bước tiếp theo các bạn nếu có Coupon thì nhập vào, biết đâu lại mua được hàng với giá rẻ hơn. Mã Coupon thì còn tùy thuộc vào chương trình, Godaddy khuyến mãi luôn. Các bạn lên mạng search xem nó đang có chương trình gì ngon thì tham gia. Còn không có thì tiếp tục nhấp vào Proceed to Checkout.

Hướng dẫn mua tên miền trên Godaddy

Tiếp theo các bạn chọn loại hình thanh toán, và điền thông tin thanh toán. Ở đây mình chọn thanh toán qua visa. Các bạn nhớ phải điền đầy đủ thông tin: số thể, code ( 3 số bí mật của thẻ - có thể là 4 tùy ngân hàng), tên viết hoa + không dấu y như trên thẻ, và thời hạn thẻ có hiệu lực; thiếu hoặc sai lệch một chút là không thanh toán được đâu. 

Đến đây là xong rồi, các bạn nhấn thanh toán, Godaddy sẽ lịch sự cảm ơn bạn đã tham giao dịch, và bạn chỉ việc ngồi chờ ngân hàng trừ tiền vào báo qua điện thoại vài phút sau đó.

Hướng dẫn mua tên miền trên Godaddy

Để việc mua bán hiệu quả hơn bạn nên theo dõi thường xuyên các chương trình khuyến mãi. Riêng đối với tên miền bạn có thể vào http://www.expireddomains.net để tìm các tên miền hết hạn, có chất lượng phục vụ SEO.

Đợt này đang có khuyến mãi host + free 1 tên miền, giá chỉ 12 USD. Mình vừa ẵm 1 host dùng riêng cho Wordpress. "Điện nước" em nó đây:

Hướng dẫn mua tên miền trên Godaddy
Nhưng khoái nhất là thửa được một tên miền ngắn, PR3 (không cao lắm), nhưng tuổi đời 1 năm 2 tháng. Vừa mới rớt ra thôi, check không phải hàng fake; sạch, không có một cái backlink nào luôn, rank alexa chưa mất, vẫn ở mức khoảng 9M. Chủ cũ của nó làm rất chất nên ko có backlink mà vẫn lên được.

Mình ko có backlink, chỉ dựa vào nội dung chất và liên kết nội bộ chỉ kéo được 2 con n/a lên pr2.

Chúc các bạn mua may bán đắt !

Thêm tên miền tùy chỉnh cho blogspot

Trong SEO, blogspot tạo ra rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên nó có hai yếu điểm: một là tên miền. Điểm yếu này có thể khắc phục bằng thêm tên miền tùy chỉnh.

Đầu tiên bạn nên tạo cho mình một tài khoản trên Goddady (http://www.godaddy.com). Bạn có thể mua tên miền thông qua Google (sử dụng blog, Google apps). Nhưng là một SEOer chuyên nghiệp bạn nên đăng kí thẻ visa vì sau này bạn sẽ phải giao dịch nhiều với Godday, Paypan, Google Adsense, Google Adword, Facebook Ads... và rất nhiều chương trình quảng cáo khác.

Việc tiếp theo cần làm là mua một tên miền tùy theo nhu cầu.

Thêm tên miền tùy chỉnh cho blogspot
Sau đó các bạn đăng nhập vào blog, tìm đến phần Cài đặt > Cơ bản như hình trên.

Thêm tên miền tùy chỉnh cho blogspot
Tại phần địa chỉ blog các bạn thêm tên miền đã mua vào, nhớ là phải có .www ở đằng trước nhé.

Thêm tên miền tùy chỉnh cho blogspot
Sau khi vào ấn vào nút lưu các bạn sẽ nhận được một thông báo lỗi như thế này, đừng lo lắng. Hãy để ý đến thông tin cài đặt tên miền mà Google cung cấp.

Thêm tên miền tùy chỉnh cho blogspot

Tiếp theo các bạn đăng nhập vào Godaddy và tìm nút Manage My Domains như trong hình.

Thêm tên miền tùy chỉnh cho blogspot
Tại Premium DNS bấm vào Upgrade
Thêm tên miền tùy chỉnh cho blogspot
Tại CNAME (Alias) các bạn bấm vào Quick Add

Thêm tên miền tùy chỉnh cho blogspot
Thay và thêm các thông tin mà Google cung cấp vào trong giống như thế này.

Thêm tên miền tùy chỉnh cho blogspot
Sau khi xong xuôi thì bấm vào Save Zone File ở góc trên bên phải.

Cuối cùng là quay trở lại blog và ấn vào nút lưu. Việc sau đó là tick vào ô: Chuyển hướng yourdomain.com đến www.yourdomain.com và LƯU thế là xong. Đôi khi bạn sơ sót một chút ở đâu đó và blog vẫn báo lỗi thì rà soát lại các bước một lần nữa nhé. 

Chúc các bạn thành công !

Popular Posts