Monday, September 30, 2013

Tìm Hiểu Về Chim ruồi Hummingbird và các giải đáp liên quan

Google công bố áp dụng thuật toán tìm kiếm mới mang tên Hummingbird (Chim ruồi) cho Google Search, ảnh hưởng đến khoảng 90% các tìm kiếm trên toàn thế giới. Sự công bố Hummingbird trong chính ngày kỷ niệm tròn 15 tuổi của mình khiến cộng đồng SEO không hỏi bất ngờ.


thuật toán hummingbird

Tuy nhiên, mọi hoài nghi trong suốt cả tháng qua của các chiến binh đã được dập tan. Vậy Hummingbird là một thuật toán được xây dựng ra sao, hoạt động thế nào? Mọi thông tin về chú Chim ruồi này sẽ được chia sẻ đầy đủ trong bài viết này.

“Thuật toán tìm kiếm” là gì?

Đó là một thuật ngữ mang tính kỹ thuật, hay dễ hiểu hơn là một loại công thức mà Google sử dụng để sắp xếp hàng tỷ trang web cùng với lượng thông tin khổng lồ tăng lên mỗi ngày để trả về cho người tìm kiếm một kết quả thích đáng và phù hợp nhất.

Hummingbird là gì?

Đó là tên thuật toán tìm kiếm mới nhất của Google, sản phẩm công nghệ hiện đại và thông minh sẽ giúp Google xử lý các truy vấn tìm kiếm phức tạp và lớn hơn.

Vậy thuật toán PageRank sẽ không tồn tại?

Sẽ không có chuyện đó. PageRank là một trong số hơn 200 nguyên liệu chủ chốt mà Google áp dụng vào công nghệ Hummingbird. Thuật toán này sẽ đánh giá PR- tầm quan trọng của các liên kết trỏ tới một trang cùng nhiều yếu tố khác như chất lượng nội dung, các từ ngữ được sử dụng và nhiều yếu tố cốt yếu khác nữa.

Tại sao Google lại gọi thuật toán mới là Hummingbird?

Cái tên bắt nguồn từ ý tưởng Chính xác và nhanh lẹ

Hummingbird có mặt khi nào? Trước đó hay chỉ được công bố trong ngày hôm nay?

Thực ra Google đã triển khai “Chim ruồi” vào công cụ tìm kiếm Google Search trong một tháng qua nhưng cả thế giới không hề hay biết cho đến ngày 26/9.

Hummingbird đang được sử dụng có ý nghĩa gì?

Hãy nghĩ về một chiếc ô tô- sản phẩm những năm 1950. Nó có thể có một bộ máy khá tuyệt đấy, nhưng đương nhiên là bộ máy còn thiếu thốn nhiều chi tiết thông minh như bộ phun nhiên liệu hay khả năng sử dụng nhiên liệu không chứa chì. Khi Google chuyển đổi sang Hummingbird, nó như một cuộc lột xác, đẩy động cơ cũ ra khỏi bộ máy và đưa vào những kỹ thuật hiện đại khiến cả thế giới đều bất ngờ.

Lần cuối cùng Google thay thế thuật toán là khi nào?

Có thể nói thay đổi đối với thuật toán Hummingbird là một sự kiện rất quan trọng đối với Google và công cụ tìm kiếm Google Search kể từ khi tổ chức này “tu bổ” qua phiên bản Cafeine (2010). “Chim ruồi” nhấn mạnh vào sự thay đổi tới quá trình thu thập thông tin của Google. Giám đốc Google, ông Amit Singhal cho biết có lẽ năm 2001- năm ông gia nhập Google cũng chính là lần cuối cùng Google lập trình lại các thuật toán một cách đáng kể.

Nói như trên, vậy những thuật toán Penguin, Panda và các phiên bản cập nhập không được coi là những thay đổi về thuật toán?
Panda, Penguin và các cập nhập khác chỉ là những thay đổi tới một bộ phận của thuật toán cũ, không phải là một thay thế toàn bộ mang tính tổng thể. Hummingbird là một thương hiệu động cơ hoàn toàn mới, mặc dù nó vẫn tiếp tục kế thừa và sử dụng một số phần cũ tương tự như Penguin và Panda.

Động cơ mới đang sử dụng các bộ phận cũ?

Đúng nhưng chưa hẳn. Một số bộ phận trước đây Google sử dụng tuyệt vời đến độ hoàn hảo, vì vậy chẳng có lý do gì để họ quăng chúng ra ngoài cả. Nhìn chung, đối với Hummingbird, Google cho biết, thuật toán này được cải tiến từ thuật toán tìm kiếm cũ, xây dựng trên nền công nghệ mới và công nghệ sẵn có của Google để đáp ứng được như cầu của người dùng hiện nay.

Hummingbird hỗ trợ các thể loại hoạt động tìm kiếm mới nào?

Google cho biết Hummingbird có khả năng giải đáp tốt hơn cho các câu hỏi phức tạp từ người dùng, bao gồm các tìm kiếm đàm thoại.
Đưa ra một ví dụ với câu hỏi truy vấn như này “Cửa hàng bán Iphone 5 gần nhà tôi nhất?”. Đối với truy vấn kiểu này, một công cụ truyền thống có thể tập trung vào phân tích để chỉ ra một trang mới có các từ “bán” và “iphone5”.

Hummingbird giúp phân tích cú pháp tìm kiếm để giải đáp các câu hỏi phức tạp và dài hơn từ người dùng, thay vì tìm kiếm qua một từ hay cụm từ như công cụ tìm kiếm truyền thống. Google đang mong muốn đưa Hummingbird vượt ra xa tìm kiếm thông thường với các thuật ngữ chính xác, thay vào đó là thấu hiểu ý nghĩa đằng sau thuật ngữ và cú pháp của câu.

Google cũng cho biết Hummingbird chú ý nhiều hơn tới từng từ trong truy vấn, phân tích câu hỏi đầy đủ hơn để đảm bảo cả câu hỏi được hiểu đúng. Vì vậy nếu một trang kết quả không phổ biến nhưng liên quan tới câu hỏi của bạn nhiều nhất, nó sẽ trở thành kết quả tìm kiếm hàng đầu. Ngược lại nếu có nhiều trang kết quả liên quan tới câu hỏi của bạn, Hummingbird sẽ giúp lọc ra những trang phổ biến và đáng tin cậy nhất.

Google đã từng nhắc tới loại Tìm kiếm đàm thoại này!

Google đã triển khai loại tìm kiếm này, minh chứng là sự kiện đàm thoại tìm kiếm ấn tượng của họ trực tiếp trên Chrome. Tuy nhiên, khi đó nó chỉ thực sự hoạt động cùng với đồ thị nhận thức (Knowleadge Graph) mà thôi.

Hummingbird được thiết kế để áp dụng các công nghệ có nghĩa tới hàng triệu trang thông qua hệ thống web và đồ thị kiến thức, với mong muốn mang lại các kết quả tốt hơn.

Thuật toán này có thể khiến Google tồi tệ hơn?

Chắc chắn không. Tôi không muốn nói là Google đang dần tốt hơn. Thực tế, Hummingbird đã được triển khai trong suốt cả tháng qua và không gây ra bất kỳ làn sóng phản đối nào về chất lượng kết quả tìm kiếm của Google.

Điều này có nghĩa SEO đang dần chết?

Câu trả lời là Không. Thực tế, Google cho biết không có gì mới và khác lạ khiến các SEOer và Publisher phải lo ngại. Hướng dẫn cũng như tiêu chuẩn, tín hiệu vẫn y nguyên.

Điều này có nghĩa là tôi đang dần mất lưu lượng từ Googe?

Nếu trước đó, trang web của bạn không có vấn đề gì, vậy thì còn gì phải lo ngại với Hummingbird chứ. Tôi nhắc lại thêm 1 lần nữa, Google đã sử dụng Hummingbird gần 1 tháng trước, mất hay không mất lưu lượng hẳn bạn đã nhận thấy từ lâu.
Tôi chưa hề nghe qua một phàn nàn nào từ các Publisher về lưu lượng bị giảm cả. Hầu như, không có sự phản đối lớn nào giữa các publisher rằng họ đã bị mất thứ hạng cả.

Nhưng tôi đã bị mất lưu lượng!

Có thể đó là do Hummingbird, nhưng Google nhấn mạnh rằng đó cũng có thể là do một số bộ phận khác của thuật toán của nó, mà luôn được thay đổi, tinh chỉnh hay hoàn thiện và khó lòng để nhận biết.

Có vẻ Google không còn muốn là cánh cửa dẫn đến các trang khác được lưu trữ ở những nơi nào trên web, thay vào đó Google muốn trở thành nơi mà ở đó người dùng tương tác và được thấu hiểu. Giải đáp mọi thứ mà mọi người dùng cần ngay trên Google mà không phải truy cập vào website khác. Chắc hẳn Hummingbird sẽ phát triển mạnh mẽ và nhanh lẹ như chính ý tưởng từ cái tên của nó.

Nguồn : vietbest.com

Sunday, September 29, 2013

Bong bóng SEO

SEO đang ngày một phát triển và trở nên quan trọng hơn, nhà nhà học SEO, người người làm SEO. Tuy nhiên xung quanh câu chuyện học và làm SEO vẫn có rất nhiều câu chuyện đáng bàn. Học SEO để làm gì? Có vẻ là một câu hỏi xưa như trái đất. Nhưng bạn đã bao giờ nghiêm túc nghĩ về câu trả lời!?

SEO hợp thời trang

Nhớ năm nảo năm nao, người người đổ xô đi học tiếng Anh, một là xóa mù ngoại ngữ, rồi thì ước vào công ty liên doanh, xuất khẩu lao động.

Kế đó trào lưu công nghệ xuất hiện, người ta cố gắn cho được cái mác IT. IT là cái tỉ tì ti, chẳng quan trọng, cứ liên quan tới máy tính là oai.

Rồi ngân hàng cùng với cơn bão của nó đi qua, để lại bao chuyên viên tư vấn (đầu tư, tài chính, chiến lược…) bơ vơ với mì gói, ngậm ngùi nuối tiếc: bao giờ cho tới ngày xưa!

Bế tắc…

Trong thời điểm khó khăn ấy người ta bỗng nhận ra SEO. Thì cũng phải có cái để mà đeo đuổi chứ. Vậy là các nam thanh niên, các nữ thanh tú lại rủ nhau học + làm SEO. Người ta cứ vênh mặt lên: “thích thì SEO, ảnh hưởng gì tới kinh tế nhà các bác”. Rồi thì TA đi làm SEO cho nó hợp thời!

SEO người bảo trợ thất nghiệp

Ra trường chưa có việc làm à? Làm seo đi! Sinh viên tìm việc làm thêm à? Làm SEO đi? Trước học Marketing à? Làm SEO đi! … Có cảm giác rằng ai đang thất nghiệp thì đều có thể làm SEO. Kể cả những người chưa mấy biết SEO nó mồm ngang, mũi dọc ra sao nhưng gặp người cần việc thì cứ khuyên nó đè SEO ra mà làm.

 Không biết vì dễ hay SEO nó như con ma, chẳng ai biết rõ, cứ tưởng tượng mà kể. Ờ, rồi cái thằng nghe, nó cũng phải có trí tưởng bở phong phú để tưởng tưởng ra con ma của riêng nó mà đem kể, đi lòe thằng khác chứ.

Người lạc quan thấy thế bảo SEO Việt Nam đang phát triển lắm, chẳng mấy chốc mà bằng nước chị, nước em. Người ta cứ tự tiện phong SEO, cứ tự tiện cóp bài và rải link bừa bãi. SEO mà. Người trong thì kệ, người ngoài cứ thấy cái gì tối ưu, cái gì máy chủ, ối kẻ ướt quần… Lương SEO tuy rằng nó thấp, từ khóa có trồi sụt thất thường…mà có xá gì; cứ nói cho sang cái miệng  đã: Hu…ú…. Ta là SEOer!

SEO đảm bảo công bằng giới tính

Lắm bác làm SEO cứ lăn tăn mãi cái chuyện, “con gái làm SEO ngày một nhiều”. Từ 10 ăn 1 tới 10 ăn 2, giờ thì 5/5 rồi, nghĩa là tỉ lệ ngang nhau, mà có khi con gái có phần hơn. Lúc đầu thì người ta hào hứng tham gia bàn luận, riết rồi cái sự chém gió, câu view nó cứ dài mãi ra. Chán!

Nói là “chém” kể ra cũng hơi “phũ”, thôi thì cũng đồng ý với các bác là chúng ta đang “bàn” về một vấn đề rất chi vĩ mô. Ấy là: “SEO đảm bảo công bằng giới tính”.

SEO giúp làm giàu nhanh chóng

Nhiều topic mở ra kêu ca đồng lương bèo bọt; SEOer cứ như con trâu cày hết cày ruộng backlink lại gieo vườn câu chữ.

Thực ra vấn đề lương lậu cũng còn tùy vào năng lực. Nhưng cứ nhìn vào mức lương vài chục tới vài trăm triệu mà vô khối cơ sở đào tạo đang ra rả thì ai mà không choáng. Cũng chỉ hơn chục buổi là thành pro rồi, ngon ăn quá!
SEO nội dung và copywriting: Bong bóng SEO
Chúng ta đang tạo ra Bong bóng SEO
Kết: Lang thang, kể lể một hồi, nghĩ lại thấy mình nhiều chuyện quá. Nhưng thấy một số bạn định hướng học và làm SEO hơi “ảo”. Các bạn cứ như con thiêu thân lao vào SEO mà chưa bao giờ thử định nghĩa SEO là gì? Học SEO để làm gì?

SEO cũng chỉ là một công việc, nhân lực tham gia và lợi nhuận của nó cũng tuân theo qui luật cung cầu.

Có ai đó cho rằng một ngày nào đó SEO sẽ sa chân vào con đường của bán hàng đa cấp. Đó không hẳn là một suy nghĩ tiêu cực.

Những tính toán một chiều về việc siêu lợi nhuận mang lại khi thuê dịch vụ SEO. Những SEOer ảo tưởng, những dịch vụ đào tạo thổi phồng, hiện tượng phá giá, Spam… Phải chăng chúng ta đang cùng nhau tạo ra một bong bóng SEO!?

Khi nào thì bong bóng SEO tan vỡ?
Có lẽ là một câu hỏi chưa có lời đáp.

-----------------------------------------
» SEO và bản chất con buôn
» Thương hiệu SEO Việt Nam – cho đến bao giờ?

Saturday, September 28, 2013

Về Thuật toán Chim ruồi Hummingbird

Ngày 26-9-2013 Google bất ngờ xác nhận Thuật toán Chim ruồiHummingbird. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh các SEOer đang loay hoay với bài toán nội dung tươi mới, độc nhất, hữu ích và cách lan truyền hiệu quả nội dung đó trên các mạng xã hội - vốn được coi là chuẩn mực của SEO 2013.

Đây là một thuật toán mới, hướng tới việc trả lời trực tiếp truy vấn tìm kiếm thay vì để người dùng loay hoay với hàng triệu kết quả trả về trên bảng xếp hạng. Con số 90% kết quả tìm kiếm bị ảnh hưởng khiến cho nhiều SEOer choáng váng và lập tức quy kết Hummingbird là nguyên nhân gây nên sự xáo trộn thứ hạng website của mình trong suốt tháng qua (thời điểm Google đưa Thuật toán Chim ruồi vào áp dụng trên trong thực tế).

Hummingbird là gì?

Trả lời trực tiếp câu hỏi
Bạn có thể hiểu thuật toán của Google giống như gương thần của mụ phù thủy. Khi mụ hỏi “Gương kia ngự ở trên tường – Thế gian ai đẹp được dường như ta”. Gương thần nó không vòng vò mà nói phắt ra rằng: “Bạch Tuyết”, thay vì show ra một loạt những Bạch Tuyết, Lọ Lem, Nàng Tiên Cá… để cho tự mụ tự xem, tự mụ chọn.

Tương lai của công nghệ tìm kiếm là bạn mở máy tính, smart phone, hay bất cứ thứ gì có cài đặt công cụ tìm kiếm của Google, bạn hỏi, nó trả lời. Thay vì phải nhập các từ khóa như hiện nay, Goole sẽ giao tiếp với bạn theo kiểu face to face (mặt đối mặt).

Mật độ từ khóa không còn quan trọng
Các SEOer hiện nay nhiều người chú trọng vào mật độ từ khóa, đưa ra tỉ lệ 3 – 7%. Rồi thì đầu một từ, giữa một từ, cuối một từ, in đậm, bôi nghiêng… Thậm chí là nội dung chẳng liên quan nhưng thỉnh thoảng vẫn phải chèn từ khóa. Theo kiểu viết tới đây thì xuống dòng.
(Bạn đang xem bài về: Thuật toán Panda)

Thuật toán mới sẽ chú trọng tới ý nghĩa của toàn trang, với các từ khóa phụ trợ, chứ không phải là nghĩ của một vài từ khóa chính. Theo như ví dụ trên nếu như bài này có 5 đoạn, sau mỗi đoạn mình chèn một dòng như trên thì vẫn có khả năng được hiển thị trên bảng xếp hạng với từ khóa “thuật toán Panda”, dù nội dung toàn về chim ruồi. Thuật toán mới sẽ không hiển thị như thế vì bài viết của mình thiếu đi những nội dung bổ trợ cho từ khóa “Thuật toán Panda” như: nội dung rác, tỉ lệ thoát cao, thời gian trên trang thấp…

Ý tại ngôn ngoại
Như đã phân tích ở trên, Google không quá quan trọng từ khóa nữa, nó sẽ cố gắng định nghĩa, hiểu được ý nghĩa ẩn sau từ khóa. Tổng hợp cả câu, nó sẽ hiểu được Ý. Ngôn từ nhiều khi không diễn đạt hết được ý. Con người có thể hiểu được Ý của nhau thông qua hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, thông qua quá trình tiếp xúc lâu dài, thông qua mắt, cảm nhận. Khi Google trở nên thông minh hơn nó cũng sẽ hiểu được ý của người dùng và đưa ra kết quả thích hợp.

Ví dụ: bạn có thể đưa ra một truy vấn tìm kiếm “Bánh cuốn ở đâu ngon”, thay vì trả về kết quả là “Thanh Trì”, nó có thể trả về cho bạn là “Nhà hàng A”. Và khi bạn hỏi về địa điểm, nó sẽ cho bạn “ Số … đường…”, nếu muốn bạn có thể truy vấn tiếp về giá cả.

Với công nghệ tìm kiếm từ trước tới giờ khi bạn hỏi “Bánh cuốn ở đâu ngon” bạn sẽ được liệt kê rất nhiều kết quả liên quan tới “bánh cuốn”, “bánh cuốn ngon”, công thức làm bánh cuốn. Còn nếu truy vấn tiếp về địa điểm, thì đó là một câu hỏi khác, và câu trả lời sẽ chẳng ăn nhặp gì, kết quả là mấy anh về địa điểm, bản đồ hiện lên.

Khả năng so sánh
Khi nhận được truy vấn yêu cầu so sánh hai sự vật, ví dụ: bơ và dầu ô – liu, Google có thể đưa ra những thông số về hàm lượng chất béo, năng lượng cung cấp (calo), cholesterol. Tương tự như thế khi bạn hỏi về sự khác nhau giữa mặt trăng và mặt trời bạn sẽ nhận được sự so sánh về khối lượng, kích thước, nhiệt độ… chứ không phải những thông tin riêng rẽ về mặt trăng, mặt trời.

SEO nội dung và copywriting: Thuật toán Chim ruồi Hummingbird



Thực hiện truy vấn bằng giọng nói
Và nhận được câu trả lời cũng bằng giọng nói. Ngôn ngữ nói sẽ trở thành nền tảng trong tương tác giữa con người và các thiết bị thông minh. Google sẽ tiến tới việc giao tiếp với bạn giống như tôi đang giao tiếp với bạn.

Tiểu kết: Có thể nói Thuật toán chim ruồiHummingbird của Google tập trung vào việc hiểu ý nghĩa của truy vấn tìm kiếm, hiểu câu hỏi thông qua việc phân tích ngữ nghĩa của toàn câu, đưa ra đáp án phù hợp chứ không phải liệt kê các trang web theo một vài từ khóa nhất định. Google cũng phát triển hơn nữa công nghệ tìm kiếm qua giọng nói, nó đặc biệt thích hợp với các thiết bị cầm tay. Việc SEO cho các thiết bị di động sẽ là một chiến trường mới đầy khốc liệt của dân SEO.

Vượt qua khó khăn
Google đang thay đổi, SEOer phải thích nghi.
Chiến thuật SEO dựa vào một vài từ khóa có lẽ sẽ thoái trào dần. Vì nó không thể cung cấp cho Google một cái nhìn toàn diện về website của bạn. Người dùng ngày càng thích những truy vấn dài, những câu hỏi. Nhiệm vụ của SEOer là phải trả lời những câu hỏi đó. Nội dung bây giờ không chỉ tươi mới, độc nhất, hữu ích mà còn phải rất sâu sắc.

Tìm kiếm theo ngữ nghĩa đã được phát triển trong nhiều năm. Việc phát triển nó hướng tới một tốc độ truy xuất dữ liệu cực Nhanh và Chính xác. Mục đích cung cấp các thông tin thông minh hơn , chính xác hơn và hữu ích hơn. Trong tương lai, mỗi website  sẽ trở thành một trung tâm cung cấp thông tin chuyên sâu, thực sự hướng người dùng.

Bạn có quyền lo lắng về việc Google sử dụng thông tin từ web của bạn mà không hiển thị nó hoặc không trả phí. Cũng có thể Google sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu của riêng mình, nhưng tất cả đó đều là những vấn đề của tương lai xa.

Trước mắt, với bản thân mình thuật toán không có nhiều ảnh hưởng vì mình vẫn đang theo hướng kiên trì nội dung. Với các bạn mình nghĩ cũng không có gì đáng phải lo lắng, vì thuật toán đem đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, trong đó có chúng ta. Với SEOer chúng ta còn có cơ hội phát triển, làm mới chính mình. Theo tin mình cóp nhặt được thì Thuật toán Chim ruồi mới chỉ ảnh hưởng tới các site nghèo nội dung mà liên kết lớn, đổ về nhanh, còn ra thì vẫn có thời gian để thay đổi.

Thay đổi để thích nghi.
Dừng lại và tụt hậu.
Đó là lựa chọn ở mỗi người!

-----------------------------------
» Google ra mắt Thuật toán chim ruồi Hummingbird
» Ảnh hưởng của Thuật toán chim ruồi Hummingbird

Ảnh hưởng của Thuật toán chim ruồi Hummingbird

Ngày 26 – 9 vừa qua, nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 15, tại Mountain View, bang California (Mỹ). Thuật toán chim ruồiHummingbird đã được Google chính thức xác nhận và đưa vào sử dụng.

Trên thực tế Hummingbird đã được Google đưa vào hoạt động một tháng trước đó. Thuật toán mới được cho là ảnh hưởng tới 90% kết quả tìm kiếm.

Tại Việt Nam, dù đã có công cụ tìm kiếm nội địa là Cốc Cốc, và nhiều công cụ tìm kiếm khác như Bing, Yahoo, Safari, Opera, Graph Search … nhưng Google vẫn chiếm 70% thị phần, và doanh thu từ quảng cáo không ngừng tăng.

Người dùng Việt Nam đã quá quen với việc sử dụng công cụ tìm kiếm Google Search. Những người làm SEO, MO khi thực hiện tối ưu hóa cũng thường có thói quen mặc định: tối ưu hóa cho website phù hợp với các thuật toán của Google. Vì thế ngay khi tin Google xác nhận việc ra mắt Thuật toán Chim ruồi đã nhanh chóng trở thành chủ để nóng trên các diễn đàn công nghệ, forum SEO.

SEO nội dung và copywriting: Thuật toán chim ruồi Hummingbird

Hummingbird được xây dựng theo hướng thông minh và thân thiện hơn, có khả năng tương tác trực tiếp với người dùng. Khi nhận được một truy vấn, Google sẽ không căn cứ vào từ khóa để trả về các kết quả phù hợp. Mà cố gắng để hiểu câu hỏi, mục đích tìm kiếm của người dùng và đưa ra câu trả lời chính xác. Ngoài ra Thuật toán Chim ruồi còn cón khả năng nhận biết âm thanh tốt và đưa ra câu trả lời đúng. Tức là, người dùng hỏi – Google trả lời trực tiếp câu hỏi, người dùng không nhất thiết phải rối mắt, mất thời giờ với hàng triệu kết quả trả về như hiện nay.

Trong giới SEOer, MO, Công nghệ… tại Việt Nam ngay lập tức đã có những ý kiến trái chiều thông tin Google tập trung vào giải đáp trực tiếp truy vấn, thay vì hiển thị kết quả.

Một số tỏ ra lo ngại khi cho rằng sẽ mất đi một lượng lớn truy cập từ Google khi Website không còn được hiển thị, và tỏ quyết tâm sẽ “đóng cửa” không cho google index nữa, đồng thời chuyển sang ủng hộ và tối ưu web phù hợp với các công cụ tìm kiếm khác. Các webmaster này tin rằng nếu tất đồng lòng thì Google sẽ không có thông tin để hiển thị. Một số trong nhóm này tính toán việc Google sẽ phải trả phí để lấy thông tin từ Website rồi trao nó cho người dùng.

Trong khi nhiều SEOer nhanh chóng xác nhận sự biến thiên của thứ hạng từ khóa, một số khác dè dặt hơn khi cho rằng không có thay đổi nhiều. Phần đông cho rằng SEO sẽ khó hơn trong thời gian tới, chỉ một khi số ít vui mừng cho rằng SEO đang gần hơn với bản chất gốc – nghĩa là nội dung chất lượng, hướng người dùng.

Bên cạnh tâm trạng hơi gợn lo lắng của một số SEOer và đội ngũ làm quảng cáo trực tuyến, một số khắc hăm hở bàn cách “thịt” chim ruồi, dù chưa có giải pháp cụ thể.

Theo cảm nhận của người viết, trái với các phiên bản cập nhật trước đây của Google Panda (đánh vào các trang spam nội dung), Google Penguin (đánh vào các liên kết xấu), và lần hoảng báo vu vơ về chú ngựa vằn Zorba (được cho là đánh vào SEO mạng xã hội quá đà). Thuật toán chim ruồi Hummingbird là một thuật toán mới hoàn toàn. Tuy gây ra biến động ở mức độ nhất định nào đó, nhưng xét cho cùng, đó là bản chất của công nghệ. Công nghệ luôn thay đổi để phục vụ tốt nhất cho người dùng. Google là một công ty làm dịch vụ, công cụ tìm kiếm của Google được sinh ra để phục vụ người dùng.

Xã hội luôn phát triển, yêu cầu của con người mỗi lúc một cao, Google phải phục vụ khách hàng của mình. Các SEOer – những người làm công nghệ hoặc là phải thay để để phù hợp với yêu cầu phát triển, hoặc là bị tụt hậu.

Thuật toán mới của Google không tập trung vào các từ khóa cụ thể. Google đang nỗ lực để trở nên thông minh hơn, có thể hiểu các khái niệm, ráp nối chúng với nhau nhằm mục đích hiểu được Ý ẩn đằng sau Ngôn từ, cuối cùng là đưa ra câu trả lời phù hợp. Có thể tương lai sẽ thay đổi rất nhiều, nhưng ít nhất thì các bạn – những SEOer, các bạn vẫn còn thời gian. Việc của chúng ta là bắt tay vào tìm hiểu và tối ưu bản thân hơn nữa, chúng ta sẽ phát triển, giống như trước nay vẫn vậy.

» Về Thuật toán Chim ruồi Hummingbird
» Google ra mắt Thuật toán chim ruồi Hummingbird

Google ra mắt Thuật toán chim ruồi Hummingbird

Ngày 26 – 09 – 2013, tại Mountain View, Google chính thức ra mắt Thuật toán Chim ruồi - Hummingbird.

Thuật toán chim ruồi ám chỉ một tốc độ truy xuất dữ liệu cực Nhanh và Chính xác. Nó tập trung vào việc phân tích toàn bộ câu hỏi, truy vấn phức tạp và đưa ra câu trả lời phù hợp cho đối tượng tìm kiếm thay vì hiển thị một loạt kết quả có liên quan trên bảng xếp hạng.

Hummingbird cũng hướng tới các truy vấn giọng nói tiên tiến hơn. Chỉ cần sở hữu bất kì một thiết bị số thông minh có khả năng truy cập internet, bạn không cần phải nhất nút, chỉ cần hỏi. Google sẽ nhận biết âm thanh và đưa ra câu trả lời thích hợp.

Ngoài khả năng hiểu sâu sắc các truy vấn và đưa ra câu trả lời phù hợp Thuật toán chim ruồi còn có thể so sánh các sản phẩm; đưa ra các thông tin liên quan.

Đây không phải là một bản cập nhật giống như các bản Google Panda hay Google Penguin trước đó. Hummingbird là một thuật toán mới, được Google âm thầm phát triển trong nhiều năm, và được đưa vào áp dụng cách đây một tháng. Tuy chưa tác động mạnh mẽ tới thứ hạng, nhưng thuật toán mới được cho là sẽ ảnh hưởng tới 90% kết quả tìm kiếm.

SEO nội dung và copywriting: thuật toán chim ruồi Hummingbird

Với doanh dự đoán đạt 60 tỉ USD trong năm 2013 (chủ yếu đến từ bán quảng cáo), cùng với việc chiếm thị phần lớn trên thị trường tìm kiếm, cung cấp lượng truy cập lớn cho các website. Việc Google chính thức công nhận và đưa vào sử dụng Thuật toán chim ruồi Hummingbird đúng vào dịp kỉ niệm sinh nhật lần thứ 15, được kỳ vọng là sẽ phục vụ tốt hơn người dùng thông qua việc cung cấp thông tin thông minh, chính xác và hữu ích hơn. Chim ruồi Hummingbird sẽ thay đổi cách nghĩ và làm việc của rất nhiều SEOer,  Marketer, và đội ngũ những người làm quảng cáo online.


» Ảnh hưởng của Thuật toán chim ruồi Hummingbird
» Về Thuật toán Chim ruồi Hummingbird

Friday, September 27, 2013

Để làm SEO Copywriting

Đáng lẽ đây là bài đầu tiên trong Ebook SEO Copywriting của mình. Nó giúp các bạn đi vào bản chất, gốc rễ của vấn đề: làm sao có một bài viết tốt để phục vụ mục đích SEO? Nhưng trong quá trình chia sẻ online, cũng như offline với một số bạn mình thấy các bạn nói chung có xu hướng quá đề cao hai chữ “năng khiếu”.

Vì thế khi thực hiện Ebook mình đã đi luôn vào “phần ngọn”, đó là cách giật tít, viết miêu tả, mào đầu, bài PR, bài quảng cáo… sau đó dẫn chứng bằng một ví dụ Về một Blog có thể làm vệ tinh. Bởi lẽ, đó là những kiến thức mà các bạn có thể nắm bắt và ứng dụng được luôn.

Bây giờ, trước khi tiếp tục với các phần sau của Ebook, mình nghĩ chúng ta nên dừng lại một chút, trao đổi, chia sẻ về cái “gốc” của SEO Copywriting. Mình không phủ nhận vai trò của “năng khiếu” trong vấn đề viết lách. Nhưng theo mình năng khiếu không phải yếu tố quyết định, chúng ta có nhiều thứ khác để bắt đầu một bài viết:

Dịch vụ SEO nội dung và Copywriting: Để làm SEO Copywriting
Trải ngiệm

Bạn chưa từng làm SEO, vậy, bạn lấy gì ra để viết về SEO?

Không chỉ SEO mà mọi vấn đề khác đều thế, nếu bạn chưa từng trải nghiệm, bạn sẽ rất khó khăn để có một bài viết hay.

Hồi đầu năm mình có làm một blog du lịch, trong các điểm đến ở Hạ Long, mình có rewrite hơn 10 bài viết về các đảo và bãi biển. Nhưng sau đó, đến hè, mình có chuyến đi 4 ngày ở Quan Lạn, thăm hết các bãi Quan Hào, Minh Châu, Quan Lạn… mới thấy mình viết như một “tay mơ”. Cảm giác bạn ở trên tàu cao tốc xuyên qua vịnh ra đảo, giang tay đón gió, cảm nhận vị mặn ở đầu môi đã rất khác. Chỉ một tiếng trên tàu đã cho bạn rất nhiều trải nghiệm, còn bốn ngày sau đó đưa mình tới một quyết định là chấm dứt cái blog “tưởng tượng” kia.

Kiến thức xã hội

Kiến thức, hiểu biết xã hội sẽ quyết định cách tiếp cận vấn đề của bạn, điều này rất quan trọng. Chắc các bạn ở đây đều biết truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao. Cùng là vấn đề về Cách mạng, cùng về người nông dân, nhưng cách nhìn của văn sĩ Hoàng và Độ rất khác nhau. Vì thế cách tiếp cận và thể hiện nó trong bài viết sẽ rất khác nhau.

Người viết bài nên hiểu rằng vấn đề mà mình nhìn mới chỉ là một phần của con voi, bạn cần phải biết các phần khác, có cái nhìn toàn diện về con voi, sau đó tùy thời điểm, hoàn cảnh cụ thể để đưa ra cách nhìn phù hợp.

Mình là Mod của iDVS, nhiều khi rất khó chịu vì nạn Spam, nhất là spam quảng cáo. Bài quảng cáo thường bị mình xóa và ban nick không thương tiếc. Nhiều lúc cố gắng đặt bản thân vào vị trí của các Spamer để cố tìm hiểu xem tại sao họ lại làm thế. Nhưng mình không chắc là có thể hiểu được cách nghĩ của họ. Vì thế đến giờ, dù rất muốn mà mình chưa có được một bài viết về vấn nạn Spam. Khen hay chê, tức giận hay mặc kệ, đáng giận hay đáng thương… Mình chưa hiểu tường tận về công việc của họ, cũng chưa có cách nhìn phù hợp, cũng chưa biết tiếp cận như thế nào. Vì thế mình chưa thể viết.

Kinh nghiệm

Khi bạn làm mãi một công việc bạn sẽ có kinh nghiệm, SEO Copywriting cũng thế. Khi bạn viết nhiều, việc viết trở thành cơm ăn, nước uống hàng ngày bạn sẽ không cần quan tâm nhiều tới giật tít, câu view, chuẩn SEO làm gì cho mệt. Bản thân mình viết bài cũng chưa bao giờ tính tới việc sử dụng cấu trúc kim tự tháp hay viên kim cương, 6W + 1H hay là quả trứng ngỗng gì cả…

SEO cũng thế, bạn là người làm SEO chứ không phải máy SEO. Bạn có thể chém G+, like tùy thích và thấy rằng hôm nay thế là đủ. Không lẽ cứ nhất định sáng thêm 10 người vào vòng kết nối, cộng khoảng 40 cái, rồi twitter 10 người, like 2 chục… Mà cái công thức ấy là do bạn nghe nói là chuẩn, được nhiều người áp dụng. Cứ thử lệch đi xem sao, thành bại gì thì cũng là kinh nghiệm của bạn.

Việc nhìn người khác để rút kinh nghiệm và từ bản thân rút kinh nghiệm đều quan trọng. Và tất nhiên phục thuộc vào khả năng của mỗi người.

Kĩ năng

Kĩ năng ở đây chính là những điều mình chia sẻ với các bạn qua loạt bài viết về SEO Copywriting từ đầu tới giờ. Cách bạn viết tít, mô tả, triển khai bài cụ thể … thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Nó nói với mọi người rằng bạn được đào tạo bài bản và nắm vững các kĩ năng nghề nghiệp.

Bạn có thể viết theo cảm xúc, viết vì bạn có năng khiếu, nó vẫn hay và được đón nhận. Nhưng nếu chỉ dựa vào năng khiếu mà thiếu đi sự đào tạo bài bản thì bạn không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu được học hành bài bản và nghiêm túc bạn có thể viết giỏi một thể loại, và biết các thể loại khác. Bạn giỏi tin tức nhưng có thể biết phóng sự, phản ánh, bình luận… Bạn thích Văn hóa, nhưng cũng có thể biết về Kinh tế, Môi trường, An ninh…

Biết tuốt không hẳn là hay nhưng cái bạn biết khi cần người khác phải hỏi bạn, cái bạn không biết khi cần bạn có thể tự tìm hiểu. Điều đó đòi hỏi bạn phải có nền tàng và được đào tạo chuyên sâu.

Năng khiếu

Là tấm bình phong, là cái cớ để biện hộ cho copy – paste. Năng khiếu rất quan trọng, nó giúp bạn tiếp thu và phát triển nhanh hơn nhưng không phải là tất cả. Rất nhiều người nổi tiếng viết hồi kí, một số thuê người viết, nhưng nhiều người tự viết. Họ viết về những điều mắt thấy, tai nghe, họ tiếp cận vấn đề theo cách riêng của mình…

Bạn nghĩ họ có năng khiếu?
Tôi không nghĩ thế!

Kết luận:

Tất nhiên việc viết hay còn đòi hỏi nhiều yếu tố khác như: nhiệt huyết, đam mê, rèn luyện… Vấn đề là xác định cho mình một con đường đúng đắn. Nếu bạn có ý định trở thành một SEO Copywriter bạn cần tất cả những điều tôi liệt kê ở trên và nhiều hơn thế. Nếu bạn chỉ cần nội dung tươi mới và hấp dẫn, và copywriting không phải công việc mà bạn chọn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc trải nghiệm, tìm hiểu sâu về một lĩnh vực, và bắt đầu viết về nó, đừng ngại. Bạn cũng có thể thuê người viết; copy – paste hoặc sáng tạo ra con đường của riêng mình.

Tất cả những điều tôi muốn chia sẻ với các bạn là: SEO Copywriting có thể không phải là nghề của bạn, nó có thể là một phần công việc. Bạn có rất nhiều cách để bắt đầu công việc này, và năng khiếu chỉ là 1 trong các yếu tố để có thể SEO Copywriting.

Thursday, September 26, 2013

Tăng tốc độ tải trang

Sẽ không có ai đủ kiên nhẫn để chờ vài phút hay thậm chí là vài chục giây để chờ tải xong một trang web. Thao tác trong trường hợp đó thường là thoát ra và vào một trang khác. Vì thế, nếu website của bạn sở hữu một tốc độ load rùa bò, khách hàng sẽ rời bỏ bạn. Một  website chậm chạp cũng gây trở ngại cho các bot viếng thăm. Sau đây là một số thủ thuật để cải thiện tốc độ tải trang web của bạn

Dịch vụ SEO nội dung và Copywriting: Tăng tốc độ tải trang
URL ngắn và không chứa các kí tự đặc biệt.

Chuyển ảnh về định dạng Jpeg
Giảm kích cỡ và dung lượng ảnh

3. Giảm thiểu các Plugin không quan trọng

4. Nhúng ít Video vào Web

5. Tránh lạm dụng Flash :  Flash có thể rất đẹp, nhưng chúng thường khá nặng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tải trang web của bạn. Vì thế hãy cân nhắc khi sử dụng các file Flash.

6. Giảm thiểu các nút tắt cho MXH: Việc cài đặt các nút tắt, cho phép nhanh chóng chia sẻ bài đăng lên các MXH sẽ rất tiện lợi. Nhưng quá nhiều nút tắt bắt tải nhiều script hơn và làm tăng tốc độ tải trang. Bạn chỉ nên sử dụng nút tắt của một số MXH cơ bản (Với dân SEO thì chủ yếu là  Facebook, Twitter hay Google +) và thử dùng Addthis để tiết kiệm thời gian và công sức.

7. Tắt tính năng hình đại diện trong comment: Mỗi bình luận đi kèm một ảnh đại diện sẽ tăng tính thẩm mĩ cho Website của bạn, nhưng đây cũng là một nguyên nhân làm tăng tốc độ tải trang. Nếu bài viết có bao nhiêu bình luận thì khi tải xuống sẽ phải thêm chừng đó ảnh.

8. Sử dụng Table hiệu quả: Việc sử dụng bảng trong bảng khiến cho trình duyệt mất nhiều “công sức” hơn trong việ hiển thị trang web. Trình duyệt sẽ phải duyệt qua toàn bộ mã lệnh trong mỗi bảng trước khi hiển thị cho người dùng. Ngoài ra dùng bảng bao toàn bộ nội dung trang web khiến tăng thời gian xử lý hiển thị. Loại bỏ được điều này sẽ cho phép trình duyệt hiển thị web từng phần đã xử lý xong, trong khi tiếp tục hiển thị các phần khác.

9. Chọn Hosting/Server thích hợp:  Khách hàng mục tiêu của Website ở đâu thì bạn nên đặt Host ở đó. Ngoài ra việc lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, support nhanh, nhiệt tình, hiệu quả sẽ giúp bạn hạn chế được rất nhiều vấn đề không đáng có trong quá trình xây dựng và phát triển website.

Ngoài ra còn một số thủ thuật khác để tăng tốc độ tải trang như nén nội dung trang web, tận dụng chức năng lưu cache của trình duyệt … mà các bạn có thể search Google để tìm hiểu thêm.

Sunday, September 22, 2013

Tối ưu hóa url

Trong một số trường hợp URL gây ra những vấn đề thực sự như: trùng lặp nội dung, không tìm thấy đường dẫn…

Trong môi trường SEO ngày một cạnh tranh, mọi yếu tố đều được tính tới, thì việc sử hữu đường dẫ thân thiện sẽ tăng tính thẩm chung cho web và giúp cho người dùng cũng như SE dễ dàng tìm ra web site của bạn hơn. Ngoài ra những URL được khéo léo đưa từ khóa vào sẽ có thêm ưu thế trong cuộc đua top quyết liệt.

Dịch vụ SEO nội dung và Copywriting : Tối ưu hóa url

Sau đây là một số nguyên tắc được dùng để tối ưu hóa URL

1. Thống nhất có – www hoặc non-www
Non-www tốt hơn một chút vì nhìn ngắn gọn hơn.
http://lammonanngon.com/ nhìn gọn hơn
http://www.lammonanngon.com/

2 . Chuyển URL động thành URL tĩnh
URL động là những URL có chứa ký tự đặc biệt như: “?”, “=”, “%”, “$”, “@”, “%”, “#” trong URL. Các bọ tìm kiếm của SE gặp nhiều khó khăn khi đọc những URL nhưn vậy, vì thế tốc độ indẽ của website cũng bị ảnh hưởng.
Nói chung, nếu tên miền bạn có dạng như
http://aetechsilicone.com/modules.php?name=Content&newlang=vietnamese&newmenuid=0
Bạn nên cân nhắc để chuyển về thành
http://aetechsilicone.com/san-pham
Bạn thấy đó, URL bên dưới thì không những thân thiện bọ tìm kiếm mà còn rất tiện lợi cho người dùng trong việc đọc và ghi nhớ.

3 .Sử dụng dấu gạch ngang (-) giữa các từ khóa

Việc sử dụng dấu gạch ngang giúp các SE dễ dàng hiểu được cấu trúc URL cũng như đọc được chính xác từ khóa trong đó.
VD: http://iseonoidung.com/seo-on-page
Việc sử dụng các kí tự khác khiến cho Google hiểu nhầm rằng bản thân các kí tự đó là các từ khóa.

4 .Giới hạn số lượng ký tự trong URL
Các URL không nên quá dài, việc nhận biết và ghi nhớ sẽ rất khó khăn với các công cụ tìm kiếm cũng như người dùng. Vì thế bạn không nên đặt tiêu đề bài viết quá dài, cũng như không phân cấp quá sâu nội dung website, một website nói chung không nên sâu quá ba cấp. Ví dụ:
http://kithuatseo.com/ki-thuat-on-page/link-building/web-ve-tinh/mo-hinh-kim-tu-thap/bai-mot
Đây tuy là vấn đề về URL, nhưng thực chất là việc định hướng xây dựng nội dung, bạn nên sửa lại để phù hợp hơn.

5. URL chứa từ khóa
Dimain key là một lợi thế trong SEO, việc lựa được một tên miền chứa từ khóa cần SEO sẽ giúp cho việc SEO của bạn nhẹ nhàng hơn một chút. Ngoài ra thì nó URL có thể chứa các từ khóa phụ. Thường thì từ khóa đã được bao gồm trong tiêu đề, và vì thế sẽ được thể hiện trên đường dẫn.
http://lammonanngon.com/mon-ngon-dong-que/goi-ngo-sen-tom-thit

Vì độ ưu tiên của từ khóa là từ trái sang phải. Vì thế, nếu bạn SEO từ khóa nào thì hãy đặt nó lên trước.

Ví dụ: http://lammonanngon.com/mon-ngon-mien-bac

Saturday, September 21, 2013

Về Nguyên Hoàng

Cách đây khoảng 1 năm, nghĩa là 2 năm sau khi tham gia thị trường SEO, tôi có ý định trở thành một SEO Copywriter.  

Khi nghe ý định ấy có người bạn đã hỏi tôi lấy đâu ra khái niệm đó (SEO Copywriting). Quả thật ở Việt Nam khi đó khái niệm ấy không được nhiều người biết tới do xu hướng  SEO  vẫn nặng về backlink, SEO pro là người sở hữu hệ thống backlink khủng, pagerank cao. Việc xuất bản bài viết thường gói gọn trong copy – paste, rewrite. Đến thời điểm hiện nay, khi tôi viết bài này, khi nội dung tươi mới, có ích, được chia sẻ thường xuyên trên các Mạng xã hội trở thành xu hướng chủ đạo. Nhiều bạn áp dụng quyền tác giả Author ship cho website, những vụ lùm xùm quanh việc report DMCA còn nóng hổi… thì vẫn còn rất nhiều bạn làm SEO theo hướng xào nấu, spin content, auto blog.


Mặc dù các SEOer đều nhận rằng “Content is King”, nhưng rất ít người chịu đầu tư vào nội dung tươi mới. Lý do được đưa ra thường là: khó, phải có năng khiếu… Về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng đó là bao biện. Nhưng không muốn tranh cãi về vấn đề này vì tin rằng từ từ, mà rất nhanh thôi Google khiến các bạn phải thay đổi cách nhìn. Kêu khó và bị đào thải hoặc thay đổi để tồn tại, tùy các bạn lựa chọn.

Ai cũng có thể viết, nhất là về những vấn đề mình đã trải qua. Khó khăn về nội dung của SEOer hiện này là thiếu sự trải nghiệm và không chịu trải nghiệm. Các bạn không thể bịa, hay viết về một vấn đề mình không biết, không hiểu. Trải nghiệm và có cách tiếp cận đúng đắn thì bài viết của các bạn vẫn có thể đầy cảm xúc, chính xác, và rõ ràng… thu hút người đọc, cách thể hiện cũng chỉ là mắm muối thêm vào. Ngoài ra, “không làm được thì thuê” – nếu bạn có sự tính toán, và chuẩn bị về tài chính.

Với xu hướng trở thành một SEO Copywriter tự do, mình lập ra Blog này để làm nơi luyện phím (giờ không dùng bút nữa). Đồng thời cùng các bạn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm làm SEO, nhất là SEO Copywriting.

Liên Hệ

Làm SEO ai không mơ về Top
Ăn ngủ in-ter(-net) rồi vơ vẩn cùng rank
“Ai bảo SEOer thì kiếm”
Mấy pro chém khiếp làm sao
 

 ACE có nhu cầu "chém gió" cùng Nguyên Hoàng xin liên hệ:

- Qua mail: iseonoidung@gmai.com

- Qua G+: Ngay bên phải, dưới phần bài xem nhiều 

- Phone: 01284 301 không không một

Còn không muốn mất thời gian, thì post ngay xuống ô comment của bất kì bài nào cũng được.
Thanks!

Friday, September 20, 2013

Tối ưu hóa hình ảnh trong SEO

Hình ảnh cũng như text (câu chữ) đều cung cấp cho người xem những thông tin nhất định. Nếu bạn sở hữu một web site về sản phẩm thì việc các hình ảnh về sản phẩm của bạn có mặt trên top Google có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ tăng khả năng click chuột, mà còn cung cấp một cái nhìn ban đầu, một ấn tượng về sản phẩm của bạn.
Hình ảnh để đưa lên web tất nhiên phải đẹp và hấp dẫn người xem. Sau đó việc tối ưu hóa sẽ được chia làm 2 công đoạn chính.

1) Tối ưu kích thước và dung lượng
Các ảnh được chụp bằng máy ảnh kĩ thuật số hay smart phone thường có dung lượng khá lớn, lên tới vài chục Mb. Những tấm ảnh như thế khi đưa lên web sẽ rất lâu, chiếm dung lượng hosting và rất mất thời gian trong việc tải lên, tải xuống. Túm lại nó khiến cho website trở nên nặng nề, và trang web mất đi một lượng khách hàng nhất định – những khách hàng thiếu kiên nhẫn. Và tất nhiên bạn chẳng có lý do gì bắt họ phải đợi, còn rất nhiều trang hay ho, “nhanh nhảu” khác đang đợi họ.
Một tấm ảnh lý tưởng để đưa lên web có chiều rộng không quá chiều rộng của nội cột nội dung chính, kích thước không nên lớn hơn 50 kb.
Để xử lý ảnh các bạn có thể dùng các phần mềm khác nhau. Mình quen sử dụng Photoshop và ACDSee; Photoshop giúp giảm kích thước ảnh và ACDSee giúp nén ảnh, giảm dung lượng mà vẫn đảm báo chất lượng, tính thẩm mĩ khi xem.
Tối ưu hóa hình ảnh trong SEO

2) Tối ưu hóa tiêu đề và mô tả ảnh
Mỗi bức ảnh có một cái tên, bạn nên đặt tên ảnh trùng với tiêu đề bài viết và không có dấu.
Tới thời điểm hiện tại thì các SE vẫn chưa hiểu được hình ảnh, vì vậy Tiêu đề và Mô tả ảnh sẽ giúp các SE đọc và hiểu được nội dung của hình ảnh. Ngoài ra vì một số lý do nào đó, trang web của bạn không hiển thị tốt thì Mô tả sẽ được hiển thị thay cho bức ảnh, giúp người đọc nắm bắt thông tin trong bài viết được đầy đủ hơn.
Nói chung các mã nguồn mở hiện nay thường cung cấp cửa sổ soạn thảo khá chi tiết, giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa, dịnh dạng văn bản cho web. Việc thêm tiêu đề và mô tả cho ảnh cũng rất tiện lợi không nhất định phải can thiệp vào code.
Khi bạn vào code thì cú pháp của nó trông sẽ như thế này.
< img src="/link ảnh" alt="miêu tả ảnh giành cho SE" height="cỡ ảnh" width="cỡ ảnh" title="hiển thị với người dùng">
Tiêu  đề và mô tả phải ngắn gọn, chính xác, hợp lý.
Các bạn có thể đưa từ khóa vào title và mô tả nhưng không nên quá lạm dụng, biến thành nhồi nhét, quan trọng nhất là từ khóa phải có trong nội dung bài viết, cung cấp thông tin và diễn giải chính xác cho ảnh.

Tối ưu hóa các thẻ H1 – H6

Các thẻ Heading (H1 đến H6) được sử dụng để định dạng nội dung. Mức độ quan trọng của các thẻ giảm dần từ H1 -> H6. Nhưng không có nghĩa là một trang web có nhiều thẻ H1 là tốt, mà ngược lại các bọ tìm kiếm sẽ không hiểu đâu là nội dung quan trọng trên trang web của bạn, bạn muốn nhấn mạnh điều gì.

Việc dùng quá nhiều thẻ H1 cũng như nhồi nhét nhiều từ khóa trong thẻ này sẽ khiến cho trang web của bạn mất điểm trong mắt của các SE. Bên cạnh đó, về mặt cảm quan, nội dung trên trang web cũng như trên một văn bản word, không thể chứa nhiều hơn một tiêu đề chính và quá nhiều dòng in đậm, in nghiêng (lạm dụng các thẻ bôi đậm, in nghiêng). Việc trình bày văn bản một cách rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, đặt tiêu đề và phân chia nội dung tốt sẽ giúp người xem nhanh chóng nắm bắt được thông tin mà bạn muốn truyền tải.

Các công cụ tìm kiếm luôn hướng tới người dùng. Khi người dùng cảm thấy bối rối khi lạc vào mớ rối rắm trên trang web của bạn, họ sẽ nhanh chóng thoát ra, không xem thêm các trang khác trên web. Điều này sẽ được thể hiện rõ trong báo cáo Google Analytics của bạn. Và bạn cũng như tôi hiểu rằng Google Analytics là một công cụ hỗ trợ của Google và kết quả có được là do các bot thu thập. Và bạn cũng biết rằng thời gian trên trang thấp, tỉ lệ thoát cao thì web của bạn đang mất điểm trong mắt của các SE.

Có thể nói thêm rằng sự phân biệt các thẻ H1 – H6 chỉ mang giá trị tương đối. Rất nhiều trang web không có thẻ H1, mà cao nhất là thẻ H2, H3 nhưng vẫn có vị trí cao. Vấn đề nẳm ở chỗ phân bổ nội dung, từ khóa cho các thẻ này một cách tự nhiên, khoa học.

Mỗi trang nên có một phẩn tử H1, thường là tiêu đề và có chứa từ khóa. Kèm theo đó bạn có thể sử dụng 3,4 thẻ H2 tương ứng với các tiêu đề phụ.

Tối ưu hóa các thẻ H1 – H6
Ví Dụ:
<h1>SEO nội dung</h1>
<h2>Định hướng nội dung</h2>
<h2>Chọn từ khóa</h2>
<h2>Xây dựng keyword</h2>
<h3>Viết title</h3>
<h3>Viết descriptions</h3>

Trên đây chỉ là một ví dụ mang tínhtương đối. Việc sử dụng các thẻ H còn không những để các SE nhận biết các nội dung quan trọng trên trang web mà còn phải đảm bảo tính thẩm mĩ, tham gia điều hướng người dùng.

Thursday, September 19, 2013

Tối ưu hóa thẻ mô tả (Meta Description)

Thẻ mô tả - Meta Description được dùng để mô tả ngắn gọn nội dung của một trang web, mô tả sẽ được hiển thị ra ngoài, trên bảng xếp hạng của các máy chủ tìm kiếm, ngay dưới tiêu đề.

Thẻ này không ảnh hưởng nhiều tới thứ hạng của website. Tuy nhiên nó có vai trò quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng nhấp chuột.

165 là số ký tự tối đa cho phép trong description, dài hơn thì Google sẽ tự ngắt, ngắn hơn thì người đọc có thể không hiểu thông điệp được gửi gắm trong đó.

Decription thường chứa từ khóa cần SEO, từ khóa phải liên quan chặt chẽ tới nội dung bài viết và nên nằm gần nhất với phía bên trái có thể. Cũng như người đọc, Google sẽ “lướt” văn bản từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Từ khóa càng gần với bên trái, phía trên thì mức độ ưu tiên càng lớn.

Nếu một trang web không có description các máy chủ tìm kiếm có thể tự nhặt các nội dung phù hợp để hiển thị ra ngoài. Tuy nhiên nội dung này có thể không liền mạch, không thể co đọng toàn bộ nội dung, không hấp dẫn với người đọc. Vì thế, các bạn nên có description, mỗi trang một mô tả riêng.

Viết mô tả là một nghệ thuật, nó đòi hỏi người viết phải có tư duy ngôn ngữ, vốn từ vựng tốt; nắm vững sản phẩm, dịch vụ và thị trường mình đang SEO; có kiến thức về quảng cáo.

Trong thực tế làm SEO việc lên top với một số từ khóa hot chưa chắc mang lại lợi nhuận. Vì những từ khóa đó thường chung chung, ít người click, chi phí cao, có thể gây “chú ý, khó chịu” cho các đối thủ, và có thể gây ra cạnh tranh vô bổ hoặc chơi xấu. Nói chung việc có mặt trong top 10 với những từ khóa có tỉ lệ chuyển đổi tốt, cùng với tiêu đề và mô tả tốt là bạn đã có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Tối ưu hóa thẻ mô tả (Meta Description)
Thẻ mô tả nên viết ngắn gọn, lôi cuấn, hấp dẫn và bổ sung cho tiêu đề

Một mô tả tốt nên:

- Diễn đạt cô đọng, súc tích nội dung trang web.
- Nối tiếp và bổ sung cho tiêu đề.
- Hấp dẫn và lôi cuấn người đọc.

Tránh:
- Không liên quan tới nội dung.
- Nhồi nhét từ khóa.
- Một mô tả duy nhất cho toàn website
- Sai sự thật, đánh lừa người đọc.

Wednesday, September 18, 2013

Những Yếu Tố Tạo Nên Backlink Chất Lượng

Đi đâu cũng nghe câu phải ưu tiên backlink chất lượng hơn số lượng. Vậy Backlink chất lượng là gì? Và kiếm nó ở đâu?

Dưới đây là 7 yếu tố chấm điểm nguồn backlink chất lượng nhất:

1. Tổng số liên kết:
Dõ dàng nếu có số lượng thì sẽ hơn, nhưng chú ý số lượng phải quy so sánh backlink cùng chất lượng, không so sánh spam. Nếu đối thủ Spam thì ta có lợi thế, ko cần hơn họ tổng số lượng Backlink.

2. Nguồn Domain trỏ về:
Việc đa dạng Domain trỏ về là điều tất yếu phải làm để đa dạng. Một người vote nhiều phiếu sẽ không chất bằng nhiêu người vote một phiếu.

3. Tỷ lệ giữa Tổng số link với Domain trỏ về:
Nếu tỷ lệ tổng số link / số lượng domain mà quá cao thì sẽ không chất lượng. Vì vậy hay tối ưu số link / domain trỏ về 1 cách linh hoạt và đa dạng.

4. Đa dạng hóa AnchorText hay là CHẾT:
Việt đa dạng hóa AnchorText là việc phải làm, ngoài từ khóa chính, phụ ta cần chú ý đến từ khóa biến thể, chúng chung, thương hiệu, Full Url, Full tiêu đề.

5. Luôn có liên kết tưới mới, ko nhiều, cần chất:
Khi đã vững một vị trí TOP cao, thì việc luôn thêm một vài link chất lượng, tươi mới, liên quan là điều phải làm để giữ TOP

6. Chất lượng nội dung, visit của page đặt link
Hãy chú ý đến chất lượng của Page chúng ta đặ link. Chú ý ở nội dung liên quan, chất lượng nội dung với người đọc và lượng truy cập vào bài viết đó.

7. Chất lượng Liên kết:
Chất lượng tổng thể nói chung bao gồm: Nội dung liên quan, PR, DA, PA, Authorship, vị trí đặt link.

Trích: Igoo

Tuesday, September 17, 2013

Tối ưu hóa Thẻ tiêu đề (Meta Title)

Tiêu đề là một trong hai yếu tố (cùng với descripton) thể hiện ra ngoài, trên bảng xếp hạng của các máy chủ tìm kiếm. Phần nội dung của thẻ thông báo cho người dùng và công cụ tìm kiếm biết một trang web chứa gì. Mỗi website nên có tiêu đề riêng cho mỗi trang con.

Tiêu đề thường chứa một hoặc nhiều từ khóa, đó có thể là từ khóa chính, từ khóa phụ, tên doanh nghiệp… Dựa trên các yếu tố đó, từ khóa có nhiều cách thể  hiện khác nhau, tuỳ theo mục đích SEO của mỗi doanh nghiệp.

- SEO cho thương hiệu: Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc
Tên doanh nghiệp | Từ khóa chính | Từ khóa phụ
VD: Thời trang Minh Nguyệt | Thời trang công sở | Sơ mi Hàn Quốc

- SEO từ khóa: Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc
Từ khóa chính | Tên doanh nghiệp | Từ khóa phụ
Hoặc:  Từ khóa chính | Từ khóa phụ | Tên doanh nghiệp
VD: Thép xây dựng | Thép chữ U | Công ty thép Miền Nam

- SEO từ khóa dài: Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc
Từ khóa phụ | Tên doanh nghiệp
Hoặc: Từ khóa phụ | Từ khóa chính
VD: Cơm chiên cá mặn | Món ngon dễ làm
Cơm chiên cá mặn | Nhà hàng Trầu Cau

Ngăn cách các từ khóa thường là dấu - hoặc dấu |

Tối ưu hóa Thẻ tiêu đề (Meta Title)
Đây là một Title ngắn, thể hiện được nội dung trang, nhưng thiếu tự nhiên

Tiêu đề có thề đầy đủ các yếu tố trên, hoặc chỉ bao gồm 2 hoặc một yếu tố. Với xu hướng SEO hiện tại, cả người dùng và Google nói chung có xu hướng thích những tiêu đề được viết tự nhiên, hấp dẫn.
Ví dụ: Dịu dàng xuống phố với chân váy kẻ
Kem dưỡng Ngọc Trai cho da trắng sáng tự nhiên

Viết tiêu đề là một kĩ thuật cơ bản trong SEO, nó không quá khó, nhưng với những yêu cầu phải phù hợp với nội dung, gây ấn tượng cho người đọc ngay từ cái nhìn đầu tiên… thì công việc sẽ khó khăn hơn. Nhất là cang về sau nội dung của website ngày một dầy lên theo thời gian thì ngoài những khó khăn kể trên thì cần phải tính tới việc các mô tả phải khác biệt để tránh lỗi trùng lặp nội dung. Để thỏa mãn được cả người đọc và máy chủ tìm kiếm thì Title nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Tránh:
- Nhồi nhét từ khóa
- Không liên quan tới nội dung
- Sử dụng một tiêu đề duy nhất cho cả website, hoặc một nhóm bài viết.
- Quá dài (quá 65 ký tự Google sẽ tự ngắt)
- Giật tít, câu view quá mức

Nên:
- Viết thật tự nhiên
- Mô tả tốt nội dung
- Sử dụng kĩ năng viết tít của báo chí,và các biện pháp tu từ phù hợp để tiêu để hấp dẫn, lôi cuấn người đọc.

Seo Offpage là gì?

SEO Offpage tổng hợp nhiều phương pháp nhằm xây dựng liên kết, lan truyền nội dung và xây dựng hình ảnh website với cộng đồng.

SEO offpage bao gồm những gì:

1. Xây dựng liên kết.
Xây dựng liên kết (link building) là một mảng rất quan trọng trong SEO offpage. Rất đơn giản các bọ tìm kiếm tìm thấy một trang web thông qua các đường dẫn trỏ tới trang web đó. Một cách cơ học có thể hiểu rằng càng nhiều liên kết từ các web khác trỏ tới bạn thì trang của bạn càng được phổ biến. Tuy nhiên sự thật không đơn giản như thế. Việc bạn cần là xây dựng các liên kết chất lượng. Đó là liên kết từ những trang uy tín, có lượng traffic cao, có cùng nội dung với website của bạn. Xung quanh câu chuyện backlink chất lượng, cách đi link có rất nhiều điều đáng bàn, cũng như ý kiến trái chiều. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thảo luận sâu trong các bài viết khác.

2. Phát triển mạng xã hội.
Các mạng xã hội được coi là những kênh chia sẻ thông tin nhanh chóng, tiện lợi. Việc đưa một thông tin lên mạng cần đảm bảo được các yếu tố mới – hấp dẫn – có ích. Các thông tin như thế sẽ chiếm được tình cảm của người đọc và được lan truyền đi xa hơn, giúp tăng lượng truy cập vào web cũng. Việc theo đuổi các giá trị ảo của like, + … thông qua ràng buộc, trao đổi sẽ mất thời gian và không đem lại hiệu quả thực tế.

3. Bài PR và Quảng cáo
Việc “mua chỗ” để đăng bài PR, quảng cáo trên các báo lớn là một cách hay để tăng mức độ nhận diện thương hiệu cho công ty, sản phẩm, dịch vụ. Các trang báo mạng điện tử lớn có thể thu hút hàng triệu lượt view mỗi ngày. Tuy nhiên đây là một hình thức tốn kém do chi phí cao. Mà bạn thì không thể chỉ đăng một, hai bài sau đó mất hút hoặc an tâm rằng khách hàng sẽ biết và tìm tới bạn ngay.

Trên thực tế Quảng cáo và PR có sự khác biệt rất lớn, nhưng nhiều người hay đánh đồng làm một. Bạn Quảng cáo nhưng thiếu thường xuyên, bạn PR nhưng cố nhồi nhét đường link, thông tin doanh nghiệp… rất có thể bạn đang cố gắng tạo ra sự phản cảm, tác dụng tất nhiên là ngược với những gì bạn mong muốn.

4. Forum Seeding
Forum Seeding hay Online Seeding được hiểu nôm na là gieo hạt giống trên các diễn đàn, blog, mạng xã hội… Nghĩa là bạn khéo léo tạo ra một topic có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới sản phẩm, dịch vụ của công ty. Lôi kéo các thành viên cùng tham gia thảo luận, điều tiết các ý kiến theo hướng tích cực, có lợi. Đây là một phương pháp hay nhưng cũng như các phương pháp khác, nó luôn chứa đựng sự rủi ro. Đó là khi ai đó phát hiện ra hành vi “gieo hạt giống” của bạn và cả cộng đồng xúm vào “ném đá”, hoặc việc khống chế những comment tiêu cực không được như ý.

Với sự phát triển mau lẹ của SEO, sự cạnh tranh ngày một quyết liệt, thì forum seeding và “bị” forum seeding nhất định sẽ “rộ” hơn trong tương lai gần.

5. Blog cá nhân và site vệ tinh
Blog cá nhân và site vệ tinh là những nguồn cung cấp backlink ổn định và chủ động. Ngoài ra các trang vệ tinh còn có thể du kích vào thị trường ngách, bổ sung cho site chính. Tuy nhiên việc xây dựng một hệ thống vệ tinh chất lượng cũng đòi hỏi thời gian và công sức. Trong giới SEOer hiện nay cách thức và mục đích của web, blog vệ tinh vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Trên đây là những vấn đề lớn trong SEO Offpage. Trong thực tế SEO Offpage còn rất nhiều những công việc tưởng chừng như “lặt vặt” khác nhưng có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả SEO như:
Seo Offpage là gì?
Submit URL: thông báo việc cập nhật bài mới cho các công cụ tìm kiếm.
Banner quảng cáo:  quảng cáo banner trên các trang cùng nội dung, traffic lớn.
Chia sẻ video: hình ảnh: trên các trang mạng.

Sunday, September 15, 2013

Seo Onpage là gì ?

SEO onpage là một chuỗi các công việc như: định hướng và phát triển nội dung, kết nối các trang con có nội dung liên quan, sửa lỗi code, cấu trúc lại website phù hợp với các tiêu chuẩn SEO mới… Mục đích của SEO onpge là có được một trang web đẹp, dễ dàng sử dụng, phong phú về tài nguyên, nội dung tốt.
SEO nội dung: Seo Onpage là gì ?

SEO onpage bao gồm các phần công việc cơ bản sau:

- Tối ưu tiêu đề web: Tiêu đề ngắn gọn, chứa từ khóa cần SEO, được viết tự nhiên, hấp dẫn, tránh nhồi nhét. Tiêu đề hay phải khơi dậy sự tò mò, kích thích người đọc nhấp chuột tìm vào website để được cung cấp nhiều thông tin hơn.

- Tối ưu thẻ meta keywords: keywords là các từ khóa, tùy vào thị trường mà website tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ và tình hình thực tế để nghiên cứu lựa chọn những từ khóa hiệu quả, mang về lượng khách viếng thăm lớn – thu hút khách hàng tiềm năng.

- Tối ưu thẻ meta description: description là phần mô tả nội dung của website, tóm tắt cô đọng nội dung của trang, bài cụ thể; tiếp nối và hỗ trợ cho tiêu đề. Description cần được viết tự nhiên, có thể chứa từ khóa cần SEO, hấp dẫn người đọc.

- Tối ưu thẻ meta robots của website: cho phép bọ của Google có thể tìm kiếm và lập chỉ mục các trang của website theo các mục đích cụ thể.

- Tối ưu các thẻ từ H1 tới H6: Chỉ ra các nội dung chủ yếu của website, giúp các máy chủ tìm kiếm hiểu hơn cấu trúc của website, mức độ quan trọng của các phần nội dung trên một trang web.

- Tối ưu mật độ từ khóa: Mật độ từ khóa được sắp xếp một cách tự nhiên, hòa vào nội dung thành một thể thống nhất. Tránh nhồi nhét để không gây khó chịu cho người đọc và loại trừ nguy cơ bị các máy chủ tìm kiếm liệt vào SPAM từ khóa.

- Tối ưu dung lượng,tên, tiêu đề, mô tả cho ảnh: Để ảnh có dung lượng nhỏ hơn (web nhẹ hơn) mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về thẩm mĩ. Ảnh được Google lập chỉ mục và hiển thị khi có truy vấn tìm kiếm phù hợp.

- Tối ưu url: loại bỏ các kí tự đặc biệt, làm cho url ngắn gọn, thân thiện.

- Tối ưu tốc độ load của website: Trang web nhanh, nhẹ hơn.

- Tạo Sitemap: Tạo sitemap chuẩn cho trang web, giúp Goole nhanh chóng lập chỉ mục và khách hàng dễ dàng tìm kiếm nội dung yêu thích trên site, cũng như hiểu mình đang ở vị trí nào trong website.

- Định hướng và phát triển nội dung: Xây dựng nội dung tươi mới, độc đáo, có ích cho người dùng. Giảm tỉ lệ thoát do nội dung nghèo nàn, không được cập nhật thường xuyên.

- Tối ưu các liên kết nội site: liên kết các trang có nội dung liên quan thông qua các từ khóa phù hợp. Các trang mới sẽ nhanh chóng được máy chủ tìm kiếm lập chỉ mục, người dùng dễ dàng tìm được các nội dung hữu ích, thời gian lưu lại trên web tăng.

- Điều hướng web: Sắp đặt hệ thống menu khoa học, các nút bấm được đặt ở nơi thuận tiện, tăng tỉ lệ click.

- Tối ưu giao diện: Thiết kế giao diện đẹp, phù hợp với nghành hàng, thân thiện với người dùng.

Cùng với SEO offpage, SEO onpage là yếu tố rất quan trọng cấu thành bộ mặt của SEO. SEO offpage cần phải được định hướng, xây dựng chuẩn ngay từ đầu. Và chỉ tiến hành SEO offpage khi đã onpage chuẩn.

Saturday, September 14, 2013

Thuật ngữ SEO

Website: Là một tập hợp các trang web (trang con) chứa đựng cácn nội dung khác nhau, nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin, tri thức, giải trí của người dùng.

Domain name: Tên miền – Địa chỉ của website, giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ, tìm được website trong số hàng tỉ website khác trên môi trường trực tuyến. VD:  dichvuseo.com

Hosting: Không gian trên máy chủ có cài dịch vụ internet, hosting là nơi chứa website.

SE: Máy tìm kiếm hay còn gọi là – là một hệ thống thông minh nhân tạo, được xây dựng để tìm kiếm và lập chỉ mục cho các website.

Index: lập chỉ mục - là quá trình các máy chủ tìm kiếm tìm thấy nội dung website, lưu trữ và trả về cho người dùng với các truy vấn tìm kiếm nhất định.

Spider:
bọ tìm kiếm – chương trình mà dựa vào đó các SE thu thập các thông tin về website. Spider đến được trang web thông qua các đường dẫn (link).

Analytics: Google Analytics - công cụ miễn phí được Google cung cấp cho các nhà quản trị, chủ web cài vào website. Google Analytics thống kê các thông tin liên quan tới web: lương lượng truy cập, nguồn truy cập…
Thuật ngữ SEO

SEO: Search Engine Optimization - Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp nhằm cải thiện chất lượng website, làm cho web thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

SEO Onpage: Bao gồm chỉnh sửa code, làm giàu nội dung để website thân thiện, có ích hơn.

Meta Title: thẻ tiêu đề - dòng text cô đọng nội dung trang web và được hiển thị ra ngoài, trên kết quả tìm kiếm của các SE.

Keywords: từ khóa – được người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm để được trả về kết quả là các website liên quan, chứa thông tin tương ứng. VD: món ngon đãi tiệc, mua thảm len, dịch vụ SEO uy tín…

Meta Keywords: tập hợp các từ khóa được dùng để miêu tả nội dung website. Do bị lạm dụng, nhồi nhét một cách thái quá nên tầm quan trọng không cao như trước.

Long-tail keyword: từ khóa dài – mô tả sâu về một sản phẩm, dịch vụ. Những từ khóa này thường nhằm trúng đích nhu cầu tìm kiếm của khách hàng và độ cạnh tranh ít hơn so với các từ khóa ngắn. VD: dịch vụ SEO rẻ tại Hà Nội, chân váy kẻ Hàn Quốc 2013…

Meta Description:
mô tả - đoạn giới thiệu ngắn gọn (<160 kí tự), khái quát về nội dung trang web. Cùng với title được thể hiện ra ngoài, trên kết quả tìm kiến của các SE. Mô tả thường được viết hấp dẫn, lôi cuấn người đọc và bổ trợ cho title.

Meta Tags: bao gồm thẻ tiêu đề, mô tả, từ khóa của website, tạo thành bộ keyword, cung cấp khái quát thông tin website, giúp các SE dễ dàng tìm kiếm và phân loại website.

Seo Copywriting: Quá trình soạn thảo, viết nội dung cho website sao cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm, và thỏa mãn được lợi ích của các nhóm đối tượng khác nhau.

Anchortext: đoạn văn bản có chứa link liên kết tới các trang web, website khác. VD: Khi bấm vào cụm từ “SEO nội dung” bạn sẽ được chuyển về trang chủ.

Author là gì: tác giả - người viết nội dung cho web.

Internal link: liên kết nội site – liên kết qua lại giữa các trang trên 1 web site nhằm điều hướng người dùng tới các trang có nội dung liên quan, trang bán hàng, hoặc đơn giản là để bọ tìm kiếm dễ dàng di chuyển giữa các trang và nhanh chóng lập chỉ mục cho các trang, bài mới.

Sitemap:
sơ đồ website – thống kê các trang trên website của bạn, giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về hệ thống nội dung – thông tin trên website. Ngoài ra sitemap còn giúp bọ tìm kiếm nhanh chóng tìm và lập chỉ mục cho các trang mới.

CMS: content management system - hệ thống quản lý nội dung, là một chương trình phần mềm cho phép bạn dễ dàng tùy biến, thay đổi nội dung website theo ý muốn.

SEO Offpage: tập hợp các phương pháp tối ưu cho web site mà không trực tiếp trên trang. Ví dụ: build link, chia sẻ lên mạng xã hội nhằm tăng cường sự khả năng nhận diện cho website, tăng traffic…

Backlink: liên kết trỏ tới - là liên kết từ các website khác tới web của bạn.

Link building: tập hợp các kĩ chiến thuật nhằm xây dựng một lượng phù hợp các link chất lượng tới trang web nhằm cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng, tăng lượng truy cập.

Dofollow:
một thuộc tính của liên kiến, cho phép bọ tìm kiếm lần theo liên kết này.

Nofollow: Ngược với dofollow, không cho phép bọ tìm kiếm lần theo liên kết.

Pagerank: PR- thứ hạng trang, có giá trị từ 0 – 10, đánh giá số lượng các liên kết chất lượng tới websit. Trang web sẽ có chỉ số PR cao nếu có nhiều liên kết chất lượng.

Visitor: số người truy cập vào website, tính theo IP truy cập khác nhau

Visit: số lượt ghé thăm website, nếu lưu lại trên trang quá 30 phút thì được tính sang visit thứ 2.

Traffic:
lượng truy cập vào web thông qua các nguồn khác nhau.

CTR: Click through Rate - tỷ lệ click chuột, tỉ lệ click chuột trên số lần hiển thị web.

Adwords:
Google Adwords – quảng cáo trả phí của Google trên kết quả tìm kiếm và các dịch vụ khác.

Adsense:
Google Adsense – quảng cáo, cho phép Google hiển thị banner, nội dung trên web, blog và nhận tiền với mỗi click chuột.

Comments:
Ý kiến, bình luận của người dùng để lại sau khi xem nội dung. Đây là một kênh hiệu quả để đánh giá chất lượng web và thay đổi cho phù hợp.

Panda:
Một thuật toán của Google nhằm vào các nội dung rác.

Penguin:
Một thuật toán của Google nhằm vào các liên kết kém chất lượng.

Friday, September 13, 2013

Tại sao phải SEO

Hãy tưởng tượng bạn mở một cửa hàng buôn bán một sản phẩm X nào đó, giầy dép chẳng hạn. Nhờ trời bạn làm ăn khấm khá, khách ra vào tấp nập.

Đùng một cái, lão hàng xóm bên cạnh cũng mở một cửa hàng buôn bán giầy dép, sản phẩm tương tự. Mặt tiền của lão to, vỉa hè có chỗ để xe thoải mái, đèn đuốc sáng trưng, bạn mất một lượng khách lớn về tay lão.

Thấy làm ăn được, mụ béo nhà đối diện cũng làm một cái, ỷ nhà có người đi nước ngoài, xài toàn ngoại tệ mạnh, chồng mụ quen biết nhiều nên cửa hàng không những to, đèn đuốc sáng trưng; mà cứ tháng đôi lần lại thuê mấy tay lân sư rồng về, chiêng trống tấp nập, quảng bá rầm rĩ. Thế là, một lượng khách của bạn lại chạy sang nhà mụ.
SEO nội dung: Tại sao phải SEO
Bạn đau đầu tìm giải pháp, nhưng vô kế khả thi.

Đây chính là lúc mà bạn nghĩ đến SEO, hãy tạm quên những hàng xóm thích lấy thịt đè người của bạn và tìm hiểu về Marketing Online, về SEO. Tất nhiên đó là một quá trình, nhưng chúng ta sẽ bắt đầu từ một trang tin điện tử của riêng bạn (một blog, một website…), và bắt đầu quá trình tối ưu.

Bạn yên tâm, ở Việt Nam có hơn 35 triệu người sử dụng internet, 80% sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, v.v… Mỗi ngày có hàng triệu người sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm những thông tin, sản phẩm và dịch vụ mà họ cần. Chúng ta sẽ bắt đầu tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn sẽ có nhiều khách hàng ở khắp mọi nơi chứ không chỉ giới hạn trong mấy khu phố.

Khi bạn sử dụng SEO nghĩa là bạn đang nói tới ý tưởng, tầm nhìn, sáng tạo, bạn có thể tạo ra sự khác biệt. Tại sao sự khác biệt đó lại không bắt đầu từ SEO?

Thursday, September 12, 2013

Những điều cần lưu ý khi Seo cho Blogspot

Blogspot là gì thì không cần phải nói đúng không ? Có gì không hiểu cứ Google nhé. Nền tảng Blogspot chắc không còn xa lạ đối với thế giới Blogger, tuy nhiên không phải ai cũng có thể tùy chỉnh cấu hình cho Blog một cách tối ưu SEO được, đặc biệt là đối với những newbie khi mới tập tành nghiệp blogging, khác với WordPress một mã nguồn mở cực mạnh với sự hỗ trợ tối đa về chức năng bởi một cộng đồng phát triển đông đảo, những plugin, theme… đã có sẵn và chúng ta chỉ cần cài đặt và sử dụng. Tuy nhiên tại sao vẫn có rất nhiều người sử dụng blogspot trong khi đã có sẵn một mã nguồn rất mạnh , đơn giản là vì tính “đan giỡn” của blogspot, đến nỗi khi mới sử dụng chẳng ai biết phải cấu hình hay tùy chỉnh gì cho nó, hix mới đầu sử dụng chỉ biết post bài mà thôi.
Đối với việc SEO cho blogspot bạn chỉ cần quan tâm tới các vấn đề sau :
  1. Search Meta Description
  2. Tùy chỉnh Meta Description cho bài post
  3. Tùy chỉnh trang 404 error
  4. Redirects ( Điều hướng )
  5. Tùy chỉnh Robots.txt
  6. Tùy chỉnh Robots Header Tag
  7. Thuộc tính Alt và Title cho ảnh
Xin lỗi mọi người là mình xin giữ Tiếng Anh cho đúng nghĩa của nó, dịch tiếng Việt ra chuối lắm !!!
Đầu tiên là bật tùy chỉnh tìm kiếm (Search Preferences)

New Blogger Dashboard > Settings Tab > Search Preference (Tùy chọn tìm kiếm)



Tiếp theo ở khu vực Meta tags , chúng ta edit Description và chọn Yes > Điền vào Mô tả Description cho Blog tốt nhất là chứa từ khóa ( mô tả này sẽ tự động hiển thị ở trang chủ và các trang Search ) > Save changes ( Lưu lại).

Tùy chỉnh thẻ meta description cho bài Post
Khi chúng ta đã tùy chỉnh search preference ở bước trước đó thì mỗi bài post sẽ hiển thị một ô tên làSearch Description(Mô Tả) ở phía bên phải ( chỉ hiển thị khi đã cấu hình ở search preference). Đó là khu vực chúng ta đánh vào mô tả cho bài post và đó cũng là nội dung của thẻ meta description cho từng bài post. Một đoạn nhỏ mô tả nội dung bài post, không giới hạn ký tự tuy nhiên như các bạn đã biết bot Google chỉ thu thập khoảng 160+ ký tự đầu. Chỉ cần viết mô tả ngắn gọn và súc tích là được.
Một thủ thuật SEO quan trọng cho Blogspot nữa mà không ai để ý chính là tùy chỉnh trang 404 error.

Thay vì để mặc định là một đường dẫn không tồn tại trên trang web , thông thường mọi người điều hướng tới một trang nào đó trên website của mình hoặc điều hướng về trang 404 do mình tự thiết kế đơn giản vì nó tốt cho SEO và an toàn với các blogger khi hacker có thể tìm kẽ hở để tấn công site của bạn. Chỉnh sửa tùy chọn trong khu vực Errors and redirections.

Preview
Redirects

Đây là một chức năng rất tiện lợi được blogspot tích hợp sẵn. Để chuyển hướng từ trang này tới một trang nào đó, bạn có thể sử dụng tùy chỉnh này.

HTTP Headers Location redirection


Tùy chỉnh file “Robots.txt”

Blogger cung cấp cho ngươi dùng chức năng chỉnh sửa file robots.txt . File dẫn đường cho bot Google thu thập dữ liệu theo ý muốn của người tạo site.
Sử dụng robots.txt bạn có thể cho phép hoặc khóa bot Google thu thập dữ liệu hoặc index một trang nào đó, mỗi site chỉ có một file robots.txt. Có thể truy cập file này thông qua đường dẫn :http://yourblogname.blogspot.com/robots.txt
Tùy chỉnh này khá là quan trọng với SEO , nếu bạn có hiểu biết thì hãy sử dụng, không thì đừng nên mò mẫm làm gì, có thể khiến site của bạn không được index trên Google. Các bạn có thể điền theo cấu trúc như sau hoặc có thể không cần điền gì cả (nhưng điền vẫn tốt hơn ^^ ).

Tùy chỉnh Robots Header Tags

Bạn có thể tùy chỉnh thẻ Robots Tags cho Hompagem Archive/Label Page, Post Page cho việc thu thập dữ liệu và index. Có thể theo hướng dẫn tối ưu như hình dưới.

Tùy chỉnh Robots Header Tags cho từng bài post

Cuối cùng là một bước tối ưu hóa SEO cho blogspot cho hình ảnh cụ thể là thuộc tính ALT và Title

  1. Upload ảnh và thêm vào bài post
  2. Click lên ảnh mà bạn muốn thêm title và alt
  3. Một menu nhỏ xuất hiện phía dưới ảnh, chọn thuộc tính và tùy chỉnh
  4. Trên popup điền vào thẻ Title và Alt với cấu trúc như sau : alt = “keyword” , title = “keyword-chủ đề bài post”
Hoàn thành tất cả các bước trên tức là bạn đã có một blog với tất cả tùy chỉnh tối ưu SEO cho một blogspot. Hy vọng guide nhỏ này sẽ giúp chút sức cho bạn trong việc tạo một site blogspot chuẩn SEO cho riêng mình. Thân chào các bạn.

Nguồn : Way2Blogging
Author by Tuệ Ninh

Popular Posts