Sunday, March 31, 2013

Tìm hiểu Google Adwords cơ bản

Bạn đã biết căn bản quảng cáo Google Adwords là gì. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả đầu tư tốt nhất, chúng ta cần phải tỏ tường một số khái niệm hay dùng trong Google Adwords. Bài viết bên dưới được IDM tổng hợp sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại hình quảng cáo CPC này.

Google Adwords cơ bản cho người mới bắt đầu

Tài khoản Google (Google Account)
Tài khoản Google hoạt động dưới dạng thông tin đăng nhập chính của Google, tạo thành một địa chỉ email và mật khẩu. Bạn có thể tạo tài khoản Google để đăng nhập vào các dịch vụ của Google có hỗ trợ thông tin đăng nhập này, như Google Groups, Google AdWords, Gmail và Google Product Search.

Chiến dịch (Campaign)
Chiến dịch được sử dụng để tạo cấu trúc cho các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn muốn quảng cáo. Quảng cáo trong một chiến dịch đã cho có cùng ngân sách hàng ngày, tuỳ chọn nhắm mục tiêu theo ngôn ngữ và vị trí, ngày kết thúc và tuỳ chọn cung cấp.
Trong mỗi chiến dịch, bạn có thể tạo một hoặc nhiều nhóm quảng cáo. Mặc dù chiến dịch có thể đại diện cho một lớp sản phẩm rộng, các nhóm quảng cáo trong chiến dịch đó có thể được tập trung nhiều hơn vào sản phẩm cụ thể bạn muốn quảng cáo.
Ví dụ: nếu bạn bán các loại công cụ làm vườn khác nhau, bạn có thể có chiến dịch ‘Công cụ làm vườn’. Trong chiến dịch này, bạn có thể có một hoặc nhiều nhóm quảng cáo được đặt tên sau tên của những loại công cụ làm vườn khác nhau. Loại cấu trúc tài khoản này cho phép bạn tạo từ khoá, vị trí và quảng cáo tập trung vào từng sản phẩm và dịch vụ cụ thể.

Hiển thị (Impression)
“Hiển thị” được đặt trên báo cáo thống kê của bạn tham chiếu đến số lần “hiển thị” cho quảng cáo của bạn. Số lần hiển thị là số lần quảng cáo được hiển thị trên Google hoặc trên các trang web hay sản phẩm trong Mạng Google.

Nhấp chuột (Click)
Nhấp chuột (đôi khi được gọi là nhấp qua) xảy ra khi người dùng xem quảng cáo của bạn và nhấp vào tiêu đề của quảng cáo, dẫn họ đến trang web của bạn.

Tỷ lệ nhấp (Click Though Rate – CTR)
Số lượng nhấp chuột mà quảng cáo của bạn sẽ nhận chia cho số lần quảng cáo của bạn được hiển thị (số lần hiển thị) chỉ qua tìm kiếm của Google. Mỗi quảng cáo và từ khoá của bạn đều có CTR riêng, chỉ liên quan đến hiệu suất chiến dịch của bạn.
CTR của từ khoá là chỉ báo chắc chắn về tính có liên quan của từ khoá đến người dùng và thành công nói chung của từ khoá. Ví dụ: một từ khoá được nhắm mục tiêu tốt hiển thị quảng cáo được nhắm mục tiêu tương tự rất có khả năng có CTR cao hơn từ khoá chung với văn bản quảng cáo không cụ thể. Từ khoá và quảng cáo càng liên quan với nhau và càng liên quan đến doanh nghiệp của bạn, thì càng có nhiều khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo sau khi tìm kiếm theo cụm từ khoá của bạn.
CTR thấp có thể cho thấy hiệu suất từ khoá thấp, cho biết cần tối ưu hoá quảng cáo hoặc từ khoá. Vì vậy, bạn có thể sử dụng CTR để đánh giá xem những quảng cáo và từ khoá nào không hoạt động tốt cho mình và sau đó tối ưu hoá quảng cáo và từ khoá đó.
CTR còn được sử dụng để xác định Điểm Chất lượng của từ khoá của bạn. CTR và Điểm Chất lượng cao hơn có thể dẫn đến chi phí thấp hơn và vị trí quảng cáo cao hơn.

Từ khoá (Keyword)
Từ khoá bạn tạo cho nhóm quảng cáo nhất định được sử dụng để nhắm mục tiêu quảng cáo của bạn đến khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: nếu bạn phân phối hoa tươi, bạn có thể sử dụng ‘phân phối hoa tươi’ làm từ khoá trong chiến dịch AdWords của mình. Khi người dùng Google nhập ‘phân phối hoa tươi’ trong tìm kiếm Google, thì quảng cáo của bạn có thể xuất hiện bên cạnh các kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên những trang web và sản phẩm trong Mạng Google có liên quan đến từ khoá của bạn.
Bằng cách tạo danh sách từ khoá phù hợp cao, bạn có thể chỉ hiển thị quảng cáo của mình cho những người dùng quan tâm nhất. Điều này sẽ cải thiện hiệu suất của quảng cáo và giúp bạn duy trì chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC) thấp.

Nhóm Quảng cáo (Ad Group)
Nhóm quảng cáo chứa một hoặc nhiều quảng cáo nhắm mục tiêu tập hợp từ khoá, vị trí hoặc cả hai. Bạn đặt giá thầu, hoặc giá, được sử dụng khi quảng cáo của bạn được kích hoạt bởi các từ khoá hoặc vị trí trong nhóm quảng cáo. Đây được gọi là giá thầu giá mỗi nhấp chuột (CPC) hoặc giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM). Bạn cũng có thể đặt các mức giá cho các từ khoá hoặc vị trí riêng trong nhóm quảng cáo.

Ngân sách Hàng ngày (Daily Budget)
Ngân sách hàng ngày của bạn là số tiền bạn phải trả cho chiến dịch AdWords cụ thể mỗi ngày.
AdWords sẽ hiển thị quảng cáo thường xuyên nhất có thể trong phạm vi ngân sách hàng ngày của bạn. Thông thường, quảng cáo của bạn sẽ ngừng hiển thị khi đạt đến giới hạn ngân sách của ngày đó. Việc quảng cáo được hiển thị nhanh chóng như thế nào trong một ngày nhất định được xác định bởi cài đặt phân phối quảng cáo của bạn.
Trong một ngày bất kỳ, hệ thống AdWords có thể phân phối thêm tối đa 20% quảng cáo so với ngân sách hàng ngày cho quảng cáo đó. Điều này giúp bù lại cho những ngày khác trong cùng thời hạn thanh toán không đạt đến ngân sách hàng ngày. (Những ngày mà ngân sách hàng ngày của bạn không đạt đến có thể bao gồm những ngày bị tạm dừng một phần.) Tuy nhiên, hệ thống của Google bảo đảm rằng trong thời hạn thanh toán cụ thể, bạn sẽ không bao giờ bị tính phí nhiều hơn số ngày trong thời hạn thanh toán nhân với ngân sách hàng ngày của bạn. Ví dụ: nếu ngân sách của bạn là 10 đô la Mỹ/ngày và bị tính phí cho thời hạn thanh toán 30 ngày, thì số tiền tối đa bạn phải trả là 300 đô la Mỹ.

URL Hiển thị (Display URL)
Ðây là URL được hiển thị trên quảng cáo của bạn để nhận diện trang web của bạn cho người dùng. Văn bản màu xanh lục trong quảng cáo mẫu bên dưới là URL hiển thị. Người dùng nhấp vào quảng cáo này có một ý tưởng rõ ràng về trang web hoặc trang đích mà họ được dẫn đến khi nhấp vào quảng cáo đó.
Kiến thức SEO
Chia sẻ kiến thức SEO - hỗ trợ SEO cho mọi người!
http://www.hotroseo.com


Khi bạn tạo quảng cáo của mình, bạn cũng sẽ chỉ định một URL đích, là URL chính xác trong trang web bạn muốn gửi người dùng đến từ quảng cáo của bạn. URL hiển thị không cần phải giống hệt URL đích của bạn, nhưng URL đó nên là một URL thực sự và là một phần trên trang web của bạn.
Ví dụ: quảng cáo bên trên có http://www.hotroseo.com là URL hiển thị và http://www.hotroseo.com/search/label/Ki%E1%BA%BFn%20th%E1%BB%A9c%20SEO là URL đích. Trong khi những URL này không giống hệt nhau, nhưng chúng chia sẻ cùng tên miền ‘www.hotroseo.com’, do đó, người dùng biết họ sẽ đến một trang trong trang web của www.hotroseo.com.
URL hiển thị được giới hạn trong 35 ký tự và không thể được sử dụng như một hàng văn bản quảng cáo khác.

URL Đích (Destination URL)
Khi tạo quảng cáo, bạn sẽ xác định URL hiển thị và URL đích. URL đích là URL chính xác bên trong trang web của bạn mà bạn muốn gửi cho người dùng để họ truy cập vào từ quảng cáo của bạn.
Dưới đây là ví dụ:
Kiến thức SEO
Chia sẻ kiến thức SEO - hỗ trợ SEO cho mọi người!
http://www.hotroseo.com
URL đích của bạn có thể chứa tối đa 1024 ký tự. URL phải liên kết đến trang web đang hoạt động và không thể liên kết đến địa chỉ email hoặc tệp tin (chẳng hạn như tệp tin hình ảnh, âm thanh, video hoặc tài liệu yêu cầu chương trình hoặc ứng dụng bổ sung để mở hoặc chạy). Bạn có thể thấy một thông báo lỗi về những ký tự không hợp lệ như @ nếu bạn cố gắng sử dụng địa chỉ email hoặc những địa chỉ website không đạt tiêu chuẩn.

Trang Đích (Landing Page)
Là trang web hoạt động mà khách hàng sẽ ‘đến’ đó khi nhấp vào quảng cáo của bạn. Địa chỉ web cho trang này thường được gọi là ‘URL đích’ hoặc ‘URL nhấp qua’.

Sự Liên Quan (Relevance)
Sự liên quan nói về ích lợi của thông tin đối với người sử dụng (như một quảng cáo, từ khóa, hay trang đầu tiên). Sự liên quan, hay chất lượng của một quảng cáo, được phản ánh bởi Điểm Chất lượng của từ khóa. Hệ thống AdWords được ấn định để đáp ứng nhu cầu người sử dụng càng gần các quảng cáo có liên quan càng tốt. Điều này bảo đảm kinh nghiệm tích cực cho một người sử dụng để người sử dụng nhấp vào quảng cáo AdWords thường xuyên hơn, trong khi vẫn duy trì giá trị quảng cáo mà chương trình cung cấp cho các nhà quảng cáo.

Điểm Chất lượng (Quality Score)
Điểm Chất lượng là thước đo mức độ có liên quan của quảng cáo, từ khoá hoặc trang web của bạn.Điểm Chất lượng giúp bảo đảm rằng chỉ những quảng cáo có liên quan nhất mới xuất hiện cho người dùng trên Google và Mạng Google.
Có một số loại Điểm Chất lượng có thể áp dụng cho các chiến dịch của bạn:
1. Đối với từ khoá (khi quảng cáo hiển thị trên Google và mạng tìm kiếm)
2. Đối với quảng cáo (khi quảng cáo hiển thị trên mạng nội dung)
3. Đối với quảng cáo trên điện thoại di động (đây là dịch vụ mới của Google tại Việt Nam)
Đối với từ khoá: Điểm Chất Lượng trên Google & mạng tìm kiếm
Đối với Google và mạng tìm kiếm, Điểm Chất lượng được chỉ định cho từng từ khoá của bạn. Điểm Chất lượng được tính bằng nhiều yếu tố khác nhau và đo lường mức độ có liên quan của từ khoá với nhóm quảng cáo của bạn và với truy vấn tìm kiếm của người dùng. Điểm Chất lượng của từ khoá càng cao, giá mỗi nhấp chuột (CPC) càng thấp và vị trí quảng cáo của Điểm Chất lượng càng tốt.

Điểm Chất lượng của Từ khoá sẽ ảnh hưởng:
- Giá mỗi nhấp chuột (CPC) thực tế của từ khoá của bạn
- Số tiền ‎giá thầu trang đầu tiên mà bạn thấy trong tài khoản của mình
- Từ khoá có đủ điều kiện để tham gia đấu giá quảng cáo hay không
- Xếp hạng quảng cáo của bạn sẽ cao bao nhiêu
Đối với quảng cáo: Điểm Chất lượng trên mạng nội dung
Đối với mạng nội dung, Điểm Chất Lượng được chỉ định cho từng quảng cáo của bạn. Điểm Chất lượng sẽ đo lường mức độ có liên quan của quảng cáo đối với một trang cụ thể trong mạng nội dung. Điểm Chất Lượng của quảng cáo càng cao, càng có nhiều khả năng quảng cáo đó sẽ xuất hiện trên trang nội dung và vị trí của quảng cáo đó sẽ càng cao.

Điểm Chất lượng của Quảng cáo sẽ ảnh hưởng:
- Quảng cáo có đủ điều kiện để tham gia đấu giá quảng cáo hay không
- Xếp hạng quảng cáo của bạn sẽ cao bao nhiêu trên vị trí mạng nội dung
‘Điểm Chất lượng’ là gì và được tính như thế nào?
Hệ thống AdWords sẽ tính toán ‘Điểm Chất lượng’ cho từng từ khoá của bạn. Điểm Chất lượng xem xét các yếu tố khác nhau để đo mức độ liên quan của từ khoá với văn bản quảng cáo của bạn và với truy vấn tìm kiếm của người dùng. Điểm Chất lượng của từ khoá sẽ cập nhật tần suất và có liên quan mật thiết với hiệu suất của từ khoá đó. Nói chung, Điểm Chất lượng cao nghĩa là từ khoá của bạn sẽ kích hoạt quảng cáo ở vị trí cao hơn và có giá mỗi nhấp chuột (CPC) thấp hơn.
Bên dưới, bạn sẽ tìm thấy mô tả chi tiết hơn về Điểm Chất lượng, chi tiết về công thức Điểm Chất lượng và hướng dẫn cách xem và cải thiện Điểm Chất lượng của bạn.

Giới thiệu về Điểm Chất lượng
Điểm Chất lượng được tính mỗi khi từ khoá phù hợp với truy vấn tìm kiếm –> có nghĩa là mỗi khi từ khoá của bạn có tiềm năng để kích hoạt quảng cáo. Điểm Chất lượng được sử dụng theo một số cách khác nhau, bao gồm:
- Ảnh hưởng đến giá mỗi nhấp chuột (CPC) thực tế của từ khoá
- Ước tính giá thầu trang đầu tiên mà bạn sẽ thấy trong tài khoản của mình
- Xác định xem từ khoá có đủ điều kiện tham gia đấu giá quảng cáo xảy ra khi người dùng nhập truy vấn tìm kiếm vào hay không
- Ảnh hưởng đến việc quảng cáo sẽ được xếp hạng cao như thế nào
Nói chung, Điểm Chất lượng càng cao, chi phí càng thấp và vị trí quảng cáo của bạn càng tốt.
Điểm Chất lượng giúp đảm bảo rằng chỉ các quảng cáo có liên quan nhất mới xuất hiện cho người dùng trên Google và Mạng Google. Hệ thống AdWords hoạt động tốt nhất cho mọi đối tượng — nhà quảng cáo, người dùng, nhà xuất bản và cả Google — khi quảng cáo chúng tôi hiển thị phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng trong khả năng của mình. Quảng cáo có liên quan có xu hướng nhận được nhiều nhấp chuột hơn, xuất hiện ở vị trí cao hơn và mang lại cho bạn nhiều thành công nhất.

Các Công thức Điểm Chất lượng
Công thức tính Điểm Chất lượng khác nhau tuỳ thuộc vào việc Điểm Chất lượng ảnh hưởng đến các quảng cáo trên Google và mạng tìm kiếm hay ảnh hưởng đến quảng cáo trên mạng nội dung. Nhấp vào các liên kết bên dưới để biết chi tiết.

I. Điểm Chất lượng cho Google và mạng tìm kiếm (các trang tìm kiếm là portal của Google)
Mặc dù Google tiếp tục tinh chỉnh các công thức Điểm Chất lượng cho Google và mạng tìm kiếm, các thành phần cốt lõi vẫn ít nhiều giống nhau:
- Tỷ lệ nhấp (CTR) lịch sử của từ khoá và quảng cáo được kết hợp trên Google; lưu ý rằng CTR trên Mạng Google chỉ tác động đến Điểm Chất lượng trên Mạng Google — không phải trên Google
- Lịch sử tài khoản, được đo bởi CTR của tất cả các quảng cáo và từ khoá trong tài khoản của bạn
- CTR lịch sử của các URL hiển thị trong nhóm quảng cáo
- Chất lượng trang đích của bạn
- Mức độ liên quan của từ khoá với các quảng cáo trong nhóm quảng cáo của từ khoá đó
- Mức độ liên quan của từ khoá và quảng cáo phù hợp với truy vấn tìm kiếm
- Hiệu suất của tài khoản trong vùng địa lý nơi quảng cáo sẽ được hiển thị
- Các yếu tố có liên quan khác
Lưu ý rằng có nhiều biến thể hơi khác với công thức Điểm Chất lượng khi Điểm Chất lượng ảnh hưởng đến vị trí quảng cáo và giá thầu trang đầu tiên:
- Để tính toán vị trí của quảng cáo được nhắm mục tiêu theo từ khoá, chất lượng của trang đích không phải là một yếu tố. Ngoài ra, khi tính toán vị trí quảng cáo trên vị trí của mạng tìm kiếm, Điểm Chất lượng sẽ xem xét CTR trên vị trí cụ thể ngoài CTR trên Google.
- Để tính toán giá thầu trang đầu tiên, Điểm Chất lượng sẽ không xem xét quảng cáo hoặc truy vấn tìm kiếm phù hợp vì ước tính này sẽ xuất hiện dưới dạng số liệu trong tài khoản của bạn và không thay đổi đối với mỗi truy vấn tìm kiếm.
II. Điểm Chất Lượng cho mạng nội dung
Điểm Chất lượng để tính toán khả năng đủ điều kiện xuất hiện của quảng cáo trên một trang web nội dung cụ thể, cũng như vị trí của quảng cáo trên trang web đó, bao gồm các yếu tố sau:
- Hiệu suất trong quá khứ của quảng cáo trên trang web này và các trang web tương tự
- Mức độ liên quan của quảng cáo và từ khoá trong nhóm quảng cáo với trang web- Chất lượng trang đích của bạn
- Các yếu tố có liên quan khác
Điểm Chất lượng để xác định liệu quảng cáo được nhắm mục tiêu theo vị trí có xuất hiện trên một trang web cụ thể hay không phụ thuộc vào tuỳ chọn đặt giá thầu của chiến dịch.
Nếu chiến dịch sử dụng tính năng đặt giá thầu giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM), Điểm Chất lượng dựa trên:
- Chất lượng trang đích của bạn
Nếu chiến dịch sử dụng tính năng đặt giá thầu giá mỗi lần nhấp chuột (CPC), Điểm Chất lượng dựa trên:
- CTR lịch sử của quảng cáo trên trang web này và các trang web tương tự
- Chất lượng trang đích của bạn
Xem Điểm Chất lượng
Bạn có thể xem các phần trình bày về Điểm Chất lượng của từ khoá ở ba nơi: thống kê tài khoản, trường Phân tích Từ khoá và báo cáo tài khoản của bạn.

Cải thiện Điểm Chất lượng
Cách tốt nhất để cải thiện Điểm Chất lượng của từ khoá là bằng cách tối ưu hoá tài khoản của bạn. Điều này đòi hỏi phải đảm bảo rằng mỗi nhóm quảng cáo chứa quảng cáo mô tả tất cả quảng cáo cùng một sản phẩm hay dịch vụ và mỗi từ khoá trong nhóm quảng cáo đó có liên quan chặt chẽ với quảng cáo.

Giá tối đa mỗi lần nhấp chuột (Cost Per Click – CPC)
Giá tối đa mỗi lần nhấp chuột (CPC) là số tiền cao nhất bạn phải trả cho một nhấp chuột lên quảng cáo của mình. Bạn có thể đặt CPC tối đa ở cấp độ từ khoá hoặc nhóm quảng cáo. Công cụ giảm giá của AdWords sẽ tự động giảm số tiền này, vì vậy CPC thực tế mà bạn được tính phí chỉ nhiều hơn một xu so với CPC tối thiểu cần thiết để giữ vị trí quảng cáo của bạn trên trang.

Giá tối đa cho mỗi một nghìn lần xuất hiện (Cost Per One Thousand Impressions – CPM)
CPM tối đa là số tiền cao nhất bạn sẵn sàng trả cho mỗi 1000 hiển thị quảng cáo của bạn nhận được. CPM là từ viết tắt của giá mỗi nghìn hiển thị.

Tối ưu hoá (Optimization)
Tối ưu hoá là quá trình sửa đổi chiến dịch quảng cáo của bạn nhằm cải thiện chất lượng và hiệu suất của quảng cáo AdWords. Điều này thường liên quan đến việc thay đổi nội dung và cài đặt của các chiến dịch và nhóm quảng cáo, đồng thời chỉnh sửa danh sách từ khoá và trang đích của bạn.
Dựa trên mục tiêu quảng cáo của bạn, các tối ưu hoá ban đầu có thể bao gồm việc chỉ thêm một vài từ khoá mới, trong khi tối ưu hoá chuyên sâu có thể yêu cầu phải điều chỉnh giá thầu giá tối đa mỗi lần nhấp chuột (giá thầu CPC), sắp xếp lại các nhóm quảng cáo, viết lại quảng cáo, thay đổi tuỳ chọn nhắm mục tiêu, điều chỉnh kiểu kết hợp từ khoá và chọn URL đích phù hợp.
Nhìn chung, tối ưu hoá được sử dụng để cải thiện Điểm Chất lượng của từ khoá. Qua tối ưu hoá, bạn có thể giúp chi phí quảng cáo thấp hơn mà không làm mất vị trí của mình trên trang kết quả tìm kiếm. Ghi nhớ: Điểm Chất lượng càng cao, giá bạn trả khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn càng thấp.

Tỷ lệ Chuyển đổi (Convertion Rate)
Tỷ lệ Chuyển đổi là số tỷ lệ giữa số lần quảng cáo của bạn được click vào dẫn tới một hàn động mang tình chuyển đổi thành bất kỳ hành vi nào của người dùng bạn coi là có giá trị, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký, xem trang, thời gian lưu lại trên trang… Đây là con số bạn tự mặc định.
Bạn có thể xem tỷ lệ chuyển đổi ở các cấp độ từ khoá, quảng cáo, nhóm quảng cáo, và chiến dịch trong cột Tỷ lệ Chuyển đổi trong thống kê tài khoản của bạn. Tuy vậy, trước tiên bạn cần phải triển khai công cụ theo dõi chuyển đổi, một công cụ miễn phí AdWords dùng để ghi lại những chuyển đổi được thực hiện trên trang web của bạn bắt nguồn từ quảng cáo AdWords. Bạn cũng có thể quan tâm đến Google Analytics, công cụ miễn phí mang lại cho bạn thông tin chuyển đổi mạnh hơn.
Theo lamseo

Friday, March 29, 2013

Phân biệt Email Marketing và Email Sales

Có tới hơn 90% các email mà các bạn nhận được hàng ngày là Email Sales, Email rác hoặc spam. Thông thường, email đó sẽ có nội dung kịch bản như sau:
Chào bạn! Tôi là Công ty A. Chúng tôi hiện được bán các sản phẩm: B, C.D…Vui lòng liên hệ hoặc đăng ký…
Với các kiểu kịch bản như trên hoặc thêm một số nội dung khác nhưng chung quy vẫn là giới thiệu sản phẩm, hầu hết các doanh nghiệp đều đang lầm tưởng đó là Email Marketing. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy, nếu gọi chính xác hơn thì các Email kiểu này được gọi là Email Sales. Việc không phân biệt được khái niệm Email Marketing và Email Sales dẫn đến nhiều Doanh nghiệp thất bại trong việc áp dụng Email Marketing: tốn chi phí, thời gian và quan trọng nhất là bạn mất đi cơ hội tiếp cận khách hàng qua Email khi khách hàng đã đưa bạn vào mục Spam

Phân biệt Email Marketing và Email Sales như thế nào?
Một định nghĩa về Email Marketing của Google:
Email marketing là một hình thức quảng cáo trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện giao tiếp với khán giả. Trong ý nghĩa rộng nhất của nó, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ việc gửi email với mục đích tăng cường mối quan hệ của một thương gia với khách hàng mới và hiện có và để khuyến khích lòng trung thành của khách hàng và tăng việc kinh doanh lặp lại.
Còn Email Sales:
Email Sales là hình thức bán hàng trực tiếp trong đó sử dụng thư điện thử như một phương tiện để giao tiếp với khác hàng . Mục đích lớn nhất của Email Sales là giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ đến với khách hàng tiềm năng và mục tiêu chính là thúc đẩy hoạt động kinh doanh, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
Các bạn đọc kỹ các phần in nghiêng của hai khái niệm trên sẽ thấy rõ sự khác nhau về hình thức lẫn mục đích giữa Email Marketing và Email Sales. Để dễ hiểu hơn các bạn có thể xem hai hình minh họa bên dưới:

Kiến thức SEO - Ví dụ về Email Sales
Ví dụ về Email Sales

Kiến thức SEO - Ví dụ về Email Marketing
Ví dụ về Email Marketing

Kết hợp Email Marketing và Email Sales như thế nào?
Có khá nhiều cách để kết hợp hai khái niệm Email Marketing và Email Sales một cách hiệu quả, các bạn có thể áp dụng nguyên tắc 80/20:
- Nếu một tháng bạn gửi 5 Email cho khách hàng thì nên có 4 Email Marketing và 1 Email Sales
- Nếu bạn gửi một Email cho khách hàng thì có 80% nội dung là Marketing và 20% Sales

HubSpot là một công ty bán phần mền Digital Marketing: cứ 5 Email mà HubSpot gửi thì trong đó sẽ có 4 Email là chia sẻ Ebook miễn phí hoặc một thông tin hot về thị trường Digital Marketing hiện tại và sẽ có 1 Email là giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Lời kết: nhắc đến Email Marketing thì nhiều người (trong đó có khá nhiều Digital Markerer) nghĩ ngay đến khái niệm Spamer. Đã đến lúc các bạn nên nhìn nhận lại đúng khái niệm Email Marketing và trả lại sự công bằng cho Email Marketing
Mr.Chau243 (Theo Clays Nguyen's blog)

Thursday, March 28, 2013

3 điều các doanh nghiệp nhỏ thường mắc phải khi sử dụng Social Media

Kiến thức SEO - Doanh nghiệp và Social Media
Kiến thức SEO - Hầu hết các bạn cũng đã biết Social Media hiện đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, từ người dùng bình thường cho đến các chuyên gia về Social Media, hầu hết ai cũng đã sử dụng và trải qua môi trường này. Tuy nhiên, hiện có một số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ vẫn chưa chú trọng vào kênh quảng bá này hoặc có quan tâm nhưng lại mắc một số sai sót cơ bản như sau:

Fans ảo, Followers ảo và Likes ảo
Hiện nay có một hiện tượng là có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bỏ tiền ra để mua một số lượng lớn các fans, followers ảo. Trên thực tế, những con số ảo này không nói lên được điều gì và cũng không có lợi gì. Thay vào đó, các doanh nghiệp nên chú trọng vào các khách hàng mà họ đã có. Các fans ảo hoặc followers ảo này hầu như không giúp cho doanh nghiệp có được khách hàng thực sự, đó chẳng qua chỉ là một số người dùng bấm vào 1 cái nút vô nghĩa, họ không quan tâm đến doanh nghiệp bạn là ai, hoạt động như thế nào, có những sản phẩm gì….Do đó bạn không nên phí tiền vào những việc này, bạn hãy làm profile cho thật tốt, nếu thu hút được thì họ sẽ tự động click vào thôi.

Không dành đủ thời gian
Bạn nên nhớ là bạn không thể nào thiết lập 1 chiến dịch Social Media trong một khoảng thời gian ngắn được. Để làm việc này, bạn nên có một người phụ trách chuyên môn về lĩnh vực này hoặc bạn có thể thuê các công ty hoặc freelancer quản lý giúp bạn. Social media là một phần trong chiến lược kinh doanh của bạn do đó bạn nên xem nó như là một chiến lược marketing quan trọng. Nhiều doanh nghiệp thường nôn nóng thấy được kết quả ngay, tuy nhiên điều này ít khi xảy ra. Một chiến lược Social Marketing dài hạn thường đem lại kết qua to lớn hơn rất nhiều.

Không follow theo khách hàng của mình
Nếu tất cả khách hàng của bạn đều sử dụng Facebook, thì tại sao bạn lại đi dùng Twitter? Nhiều khi các doanh nghiệp nhỏ thường nghĩ rằng họ nên có mặt mọi nơi. Bởi vì điều này sẽ rất tốt nếu họ hiện diện trên càng nhiều mạng xã hội càng tốt, tuy nhiên điều này không có nghĩa là các khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng của họ sẽ có ở đó. Thay vì vậy, bạn nên tập trung vào các website mà trên thực tế khách hàng nói về bạn,  các đối thủ cạnh tranh và lĩnh vực kinh doanh của bạn.

Khắc phục được 3 điều cơ bản trên, các doanh nghiệp nhỏ có thể cải thiện được tình trạng doanh số của mình một cách đáng kể, tạo được mối dây liên hệ khăng khít với khách hàng hơn.
Mr.Chau243
Vui lòng ghi rõ nguồn Hỗ trợ SEO - www.hotroseo.com khi phát hành lại bài viết này

Wednesday, March 27, 2013

Việt Nam đứng thứ 10 về phát tán thư rác

Ngày 25-3, Hãng bảo mật Kaspersky Lab công bố báo cáo tình hình an ninh mạng tháng 2-2013, trong đó Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia phát tán thư rác nhiều nhất thế giới.
Tin tức - Việt Nam đứng thứ 10 về phát tán thư rác
Các "nguồn" phát tán thư rác nhiều nhất thế giới tháng 2-2013 - Ảnh: Kaspersky Lab
Cụ thể Việt Nam đứng vị trí thứ 9 với 2,1% lượng thư rác trên toàn cầu. Các quốc gia đứng đầu lần lượt là Mỹ (16,9%), Trung Quốc (14,4%), Hàn Quốc (13,7%), Ấn Độ (6,3%)...
Theo Kaspersky, hình thức thư rác phổ biến nhất là các thông báo giả mạo từ những tổ chức tài chính nhằm phát tán mã độc.
Cụ thể kẻ phát tán sẽ tạo một trang bắt chước trang đăng ký của các ngân hàng nổi tiếng hoặc các hệ thống thanh toán điện tử nhằm đánh cắp thông tin người dùng. Một hình thức tấn công nữa là sử dụng tên một công ty nổi tiếng để gửi thư rác, chẳng hạn như Google.
Trong tháng 2-2013, những kẻ lừa đảo đã gửi đi một loạt email với tên Google, thông báo cho người dùng biết hồ sơ của họ đang được xem và khuyến khích họ mở một tập tin đính kèm để kiểm tra hồ sơ của mình. Tập tin này chứa chương trình độc hại có thể đánh cắp mật khẩu và những dữ liệu bí mật khác từ máy tính nạn nhân...
Ông Darya Gudkova, trưởng bộ phận Phân tích nội dung và nghiên cứu Kaspersky Lab, cho biết: “Phần lớn các chương trình độc hại đính kèm trong thư rác được thiết kế để đánh cắp thông tin bí mật của người dùng về hệ thống ngân hàng trực tuyến. Người dùng nên đặc biệt chú ý đến những email như vậy và tuyệt đối không mở các tập tin đính kèm. Người dùng chỉ nên truy cập vào các trang ngân hàng trực tuyến thông qua trình duyệt”.
Theo tuoitre.vn

Google đào tạo doanh nghiệp Pháp sử dụng Internet

Tập đoàn Google của Mỹ dự kiến sẽ huấn luyện các doanh nghiệp Pháp để giúp đưa Internet vào các hoạt động của công ty.
Kiến thức SEO - Google đào tạo doanh nghiệp Pháp sử dụng Internet
Báo Le Figaro cho biết đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (PME) và rất nhỏ (TPE), thợ thủ công và nhà kinh doanh lẻ... Đây là một “kế hoạch quốc gia hoành tráng” nhằm kích thích họ hướng đến công cụ Internet để tận dụng việc phát triển kinh doanh trực tuyến.
Mục tiêu của Google là đào tạo và huấn luyện “đội ngũ” 100.000 doanh nghiệp Pháp tham gia sử dụng Internet từ nay đến cuối năm 2013. Để thực hiện dự án đồ sộ này, trước mắt Google sẽ gửi 16 chuyên gia đến tỉnh Lille, miền bắc nước Pháp, và sẽ ký kết hợp tác với Phòng Thương mại và công nghiệp Grand Lille của Pháp.
“Đối với PME ở Pháp, công nghệ kỹ thuật số còn lạc hậu khi mảng doanh nghiệp này chỉ chiếm dưới 4% GDP, khiến Pháp bị xếp thứ 21 trong danh sách 27 thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về ngành kỹ thuật số” - tổng giám đốc của Google Pháp Jean - Marc Tassetto cho biết lý do của chương trình đào tạo. Trên báo Le Journal Des Entreprises, ông Tassetto nhấn mạnh những “PME hoạt động theo kiểu kinh doanh trực tuyến thì doanh thu thường cao gấp hai lần so với mức trung bình”.
Theo tuoitre.vn

Monday, March 25, 2013

Đằng sau nút Like của Facebook – Infographic

Kiến thức SEO - Chắc hẳn các bạn cũng biết, nút Like của Facebook là một trong những thành phần phổ biến nhất trên các trang web mà bạn đã từng nhìn thấy. Với sự phổ biến của Facebook cùng với thời kỳ hoàng kim của thời đại social media, các webmaster chúng ta đang hàng ngày giành giật từng miếng bánh traffic của chiếc bánh social traffic khổng lồ này. Dưới đây là một số dữ liệu thống kê đáng kinh ngạc về nút Like của Facebook.

Kiến thức SEO - Đằng sau nút Like của Facebook
Mr.Chau243

Saturday, March 23, 2013

Hơn 1/3 ứng dụng Android ở Trung Quốc là mã độc

Gần 35% ứng dụng Android từ các chợ ứng dụng tại Trung Quốc đang thu thập trái phép dữ liệu cá nhân của người dùng.
Công nghệ - ứng dụng Android ở Trung Quốc nhiều mã độc
Cài đặt ứng dụng di động độc hại có thể làm tổn hại đến thông tin cá nhân và thông tin tài chính. Cần lựa chọn tải ở các nguồn đáng tin cậy như chợ ứng dụng Google Play, tuy nhiên bạn vẫn phải cảnh giác vì ứng dụng mã độc vẫn có mặt dưới nhiều hình thức - Ảnh: CNET
Thông tin được công bố từ Trung tâm dữ liệu Internet Trung Quốc (DCCI) sau khi khảo sát trên 1.400 ứng dụng tải về từ các chợ ứng dụng khác nhau. Kết quả cho thấy có 66,9% ứng dụng khảo sát có hành vi theo dõi dữ liệu riêng tư của người dùng, 34,5% thu thập thông tin không liên quan đến công năng hay hoạt động của ứng dụng.
Theo TechCrunch, mặc dù Android thống trị thị trường hệ điều hành cho thiết bị di động tại Trung Quốc nhưng không phải tất cả thiết bị dùng Android của Trung Quốc đều giống nhau. Phần lớn chúng được "can thiệp" vào sâu trong hệ điều hành, không theo tiêu chuẩn các dịch vụ của Google như chợ ứng dụng Google Play.
Báo cáo từ DCCI cho biết tất cả dữ liệu trong điện thoại di động Android của người dùng đều có thể bị ứng dụng "chợ trời" trưng dụng, từ thông tin cuộc gọi cho đến danh bạ. Theo báo cáo, hơn phân nửa số ứng dụng khảo sát còn "theo dõi" vị trí của người dùng, trong đó có 13,2% không có công năng liên quan hay hoạt động gì cần đến vị trí người sử dụng.
Số liệu được công bố trong bản báo cáo từ Trung tâm dữ Liệu Internet Trung Quốc (DCCI) - Ảnh: Techniasa
Giới phân tích cho rằng các thiết bị Android Trung Quốc có hay không có thương hiệu đều được trang bị các phiên bản Android "đã hiệu chỉnh". Chúng đã trở nên rất phổ biến tại Trung Quốc, tích hợp cả chức năng kết nối "thanh toán - ngay - trong - ứng dụng" (in-app purchase).
Chợ ứng dụng Google Play không hỗ trợ các ứng dụng thương mại ở Trung Quốc (tham khảo các quốc gia có thể mua ứng dụng từ Google Play tại đây).
Sự vắng mặt của Google trong việc kiểm soát các kênh phân phối nội dung liên quan đến Android tại Trung Quốc đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt và rất hỗn loạn. Google Play chỉ là một kênh phân phối nội dung và ứng dụng lớn tại Trung Quốc, còn rất nhiều kênh phân phối khác không có sự kiểm soát nào và ngày càng gia tăng, cung cấp trực tiếp tập tin cài đặt dạng *.apk (tập tin cài ứng dụng Android) thay vì dẫn nguồn đến Google Play.
Theo các báo cáo từ những hãng bảo mật trên thế giới, do thị phần Android vẫn tiếp tục dẫn đầu trong năm 2013, hệ điều hành này sẽ tiếp tục trở thành mục tiêu lớn của mã độc, lừa đảo và thư rác.
Theo nhipsongso.tuoitre.vn

Đừng để cuộc sống bị “số hóa”!

Đó là thông điệp chung của các nhà tâm lý học, xã hội học gửi đến các bạn trẻ trước hiện tượng giới trẻ đang ngày một đắm chìm trong thế giới mạng và các sản phẩm công nghệ.

Kiến thức SEO - Cuộc sống số
Bớt “số hóa” cho đời đẹp hơn. Trong ảnh: một nhóm nữ sinh viên Trường đại học KHXH&NV TP.HCM trò chuyện vui vẻ cùng nhau vào giờ nghỉ trưa (ảnh chụp trưa 19-3) - Ảnh: Quang Định
Nếu như giới trẻ chỉ mơ hồ về những tác hại của công nghệ với đời sống tâm lý con người, thì khá nhiều người lớn đã và đang thấm thía, cảm nhận trọn vẹn hậu quả từ việc con cái đam mê công nghệ...

Người lớn cũng có lỗi!
Không giấu được vẻ phiền muộn, chị H.Phương (kế toán viên, nhà ở Q.1) kể dạo gần đây những bữa cơm gia đình chị hầu như chưa bao giờ đầy đủ thành viên. “Đứa lớn học cả ngày, về nhà thì chúi đầu trong phòng để lên mạng, cơm cũng bưng tô ăn riêng. Đứa nhỏ 9 tuổi hồi xưa hay tíu tít bên mẹ nhưng từ lúc được cho cái iPad thì...” - chị bỏ lửng câu nói.
Chị H.Phương cho biết do cả hai vợ chồng đều rất bận rộn, không có thời gian hướng dẫn làm bài tập hay trả lời những thắc mắc về cuộc sống của con nên anh chị mua laptop, máy tính bảng... cho con, rồi chỉ chúng cách tự lên Google tìm hiểu. “Cứ tưởng có máy móc tụi nhỏ bớt nghịch và độc lập hơn, giờ mới thấm thía cảnh có gì chúng cũng chỉ trút lên mạng” - chị thở dài...
Bác Đ.T.Trung (cán bộ hưu trí, nhà ở Q.10) lại thở dài khi kể về đứa cháu không còn muốn đi tập thể dục cùng ông bà. “Giờ mỗi buổi sáng thay vì đi tập thể dục cùng ông bà thì nó được ba mẹ khuyến khích ở nhà chơi thể thao... online!” - bác rầu rĩ nói.
Con cái vẫn hiếu thảo, đứa cháu vẫn lễ phép... nhưng bác cảm thấy có rào cản vô hình với con cháu, bởi đã ngồi vào máy thì ai nấy đều mê mải dán mắt vào màn hình cả buổi. Lắm lúc bác chỉ mong... cúp điện thường xuyên hơn để mọi người có dịp trò chuyện nhiều hơn!
“Mỗi khi đến trung tâm điện máy, tôi thấy rất nhiều phụ huynh mua máy tính bảng cho con. Chính điều này đã gián tiếp đẩy con trẻ vào vòng tay của công nghệ! Sức tiêu thụ sản phẩm công nghệ cao đang tăng nhanh ở VN, nhưng chất lượng sống của mọi người có tăng theo?” - ThS xã hội học Lê Văn Thành (trưởng phòng văn hóa - xã hội Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) đặt vấn đề.

Cần điều chỉnh trước khi quá muộn
Theo ThS Thành, với sự tác động mạnh mẽ của công nghệ vào đời sống, giới trẻ Việt hiện giỏi quảng giao nhưng lọng cọng khi thể hiện những tình cảm sâu sắc, chân thành...
Đồng quan điểm, ThS tâm lý học Nguyễn Thị Trang Nhung cho rằng công nghệ đã thâm nhập và làm thay đổi sâu sắc đời sống của phần lớn bạn trẻ ngày nay. “Sản phẩm công nghệ từ việc trở thành cái bóng đi theo mọi người mỗi ngày, giờ quay ngược trở lại chi phối và làm chủ bản thể ban đầu” - bà nói. Từ việc mê mải dùng công nghệ, nhiều bạn trẻ bị mai một khả năng giao tiếp, nhìn nhận vấn đề. Vì vậy, ThS Nhung cho rằng việc định hướng giới trẻ trong việc chọn lựa giá trị sống và kỹ năng sử dụng một cách tích cực những thành tựu công nghệ là điều cấp thiết.
Dưới góc nhìn chuyên môn, ThS Thành cho rằng những người trẻ hoạt động rầm rộ nhất trên mạng thường có đời sống tâm lý thực chơi vơi, bất ổn. “Họ không có những mục đích, mục tiêu cụ thể để kế hoạch cuộc sống, dẫn đến tình trạng lang thang, lạc rồi trốn luôn trong thế giới số”. Chính vì vậy, theo ông, trong trường hợp này các bạn trẻ nên tự làm phong phú cuộc sống của mình bằng những hành động cụ thể như: tăng cường tham gia hoạt động xã hội, thể thao và đầu tư nhiều hơn vào việc trau dồi tri thức, giao tiếp với người thân... để “cai” công nghệ. Đây cũng là lời khuyên từ ThS Nhung.
Về “rào cản” công nghệ giữa người trẻ và các thế hệ lớn hơn, ThS Thành cho rằng các bậc phụ huynh cần trò chuyện, phân tích một cách thẳng thắn cùng con về lợi hại khi sử dụng công nghệ. Trong những trường hợp cần thiết, theo ông, phụ huynh có thể giới hạn giờ online của con trẻ, thay vào đó là hoạt động tập thể của gia đình.
Còn theo giáo sư tâm lý Neal A. Newfield (ĐH West Virginia, Hoa Kỳ), dẫu việc giới trẻ “nghiện” công nghệ là tình trạng chung trên toàn thế giới, nhưng phụ huynh ở những nước đang phát triển như VN sẽ gặp khó khăn nhiều hơn. “Do khoảng cách nhất định về kiến thức công nghệ giữa các thế hệ” - ông diễn giải. Vì vậy, ông gợi ý phụ huynh Việt nên học một vài kiến thức về Internet, mạng xã hội... và tránh tình trạng cấm đoán, can thiệp thô bạo vào thế giới của người trẻ.
“Người lớn cần kiên trì và kiên quyết trong việc hướng dẫn người trẻ “nghệ thuật dừng đúng lúc” - kỹ năng mà tuổi trẻ vốn bồng bột, xốc nổi chưa rèn luyện được” - ThS Thành đúc kết.
Theo nhipsongso.tuoitre.vn
Đắm chìm trong công nghệ, nỗi cô đơn nhân lên!
18 tuổi, tôi chông chênh và lạc lõng trong thế giới thực bởi bản thân chưa trưởng thành nhưng đã bắt đầu chạm ngõ thế giới phức tạp, rối rắm của người lớn. Khi không tìm được ý nghĩa, mục đích sống, người trẻ như tôi dễ rơi vào trạng thái cô đơn để rồi chóng tìm tới thế giới mạng, nơi có game online, các mối quan hệ ảo, phòng chat... và tự mình cắt đứt các mối liên hệ ngoài đời thực. Những tưởng thoát khỏi cô đơn, chẳng ngờ nỗi cô đơn cứ nhân lên bội phần, có điều là ở dạng khác.
Cũng may thời điểm năm 2007, những sản phẩm như máy tính bảng, điện thoại thông minh hay Facebook... chưa phát triển như bây giờ nên tôi cũng dần tìm được cách thoát khỏi thế giới mạng. Tôi tập quan sát, mở lòng với người thân và tham gia hoạt động xã hội. Tôi tắt điện thoại, laptop mỗi khi đi cà phê cùng bạn bè. Cuộc sống sau đó tươi đẹp hơn hẳn.
Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho thế giới mạng hay công nghệ. Nên chăng coi việc giới trẻ mê công nghệ là sự phản ánh một thế giới thực đang tồn tại những bất cập cần giải quyết. Đó là một trong những nguyên do tôi viết truyện ngắn Cô đơn trên mạng năm 2007 và nhận được sự đồng cảm từ nhiều bạn đọc trẻ.
Và cuối cùng, tôi muốn nhắn nhủ người trẻ rằng cuộc sống dù có thú vị, tiện dụng đến mấy cũng sẽ vô nghĩa nếu con người chỉ biết nhìn vào màn hình thay vì nhìn vào mắt nhau...
Nhà văn trẻ 8X Lưu Quang Minh

Friday, March 22, 2013

Toàn cảnh Google Adwords 2013 (Infographic)

Kiến thức SEO - Chúng ta thường có xu hướng cho rằng AdWords thuộc phạm vi của các chuyên gia trong lĩnh vực PPC, tuy nhiên vấn đề ngày càng trở nên rõ ràng hơn đó là các quảng cáo SERP (Search Engine Result Page) của Google có một tác động rất lớn đến vị trí và hiệu quả của các kết quả tự nhiên. Do đó, tôi muốn hỏi một câu hỏi đơn giản là – Toàn cảnh Adwords thực sự sẽ như thế nào trong năm 2013? Nói cách khác là, các quảng cáo sẽ ở đâu?, số lượng bao nhiêu?, những kết hợp gì sẽ xảy ra trong tự nhiên?, và bao lâu thì chúng sẽ hiển thị? Tôi sẽ tập trung đi vào một số chi tiết như bên dưới, nhưng câu trả lời đại khái giống vậy.

Kiến thức SEO - Toàn cảnh Google Adword 2013

Phương pháp
Chúng tôi đã thu thập dữ liệu của 10.000 trang nhất  trong các kết quả tìm kiếm (SERPs) của Google trên Google.com vào những ngày làm việc bình thường. Các tùy chỉnh cá nhân đã được tắt đi và crawler mô phỏng trình duyệt Chrome cùng với tài khoản đã được log out. Chúng tôi phân tích các block quảng cáo quan trọng (những cái có các tín hiệu DOM phù hợp) và các link trong các block đó. Các keyword và category được rút ra từ Adwords keyword tool, với 500 keyword trong mỗi 20 category.

Một vài cảnh báo
Dĩ nhiên là các keyword được lấy ra từ các công cụ Adword research thường có xu hướng thương mại hơn là các keyword bình thường, do đó, các tỉ lệ phẩn trăm này có thể không biểu thị cho toàn bộ các search query trên toàn thế giới. Chúng tôi đã thực hiện những con số này tại những thời điểm khác nhau và vào những ngày khác nhau, và kết quả khá là đồng nhất.
Các thống kê này được tính toán bởi những query duy nhất, không phải bởi số lượng query. Mặc dù vậy, các kết quả dường như rất giống nhau. Ví dụ, chúng tôi nhận thấy các quảng cáo trên 85,2% query được cào qua (crawl). Nếu chúng tôi đo lường những query đó theo số lượng trên Google “global”, chúng tôi có được 84,5%. Sự tương quan giữa sự có mặt của các quảng cáo và số lượng query là hầu như không tồn tại (r = -0,018). Sự tương quan giữa sự có mặt của các quảng cáo và thước đo sự cạnh tranh là cao (r=0,874). Điều này không có gì là ngạc nhiên, bởi vì “sự cạnh tranh” về cơ bản được xác định bởi có bao nhiêu nhà quảng cáo đang cạnh tranh trên bấy kỳ query nào.

Toàn cảnh thay đổi.
Đây chỉ là một ảnh nhỏ của bức tranh toàn cảnh thay đổi nhanh chóng. Ví dụ, các kết quả mua sắm (paid shopping results) vẫn còn tương đối mới, tuy nhiên chúng tôi phát hiện ra chúng  trên hầu hết 20% các query mà chúng tôi thu được. Không giống như các block Adwords truyền thống, paid shopping có thể xuất hiện ở nhiều vị trí và hình thức, bao gồm các định dạng lớn hơn ở phía trên bên phải mà trước đây chỉ dành riêng cho Knowledge Graph.
Ngay cả các quảng cáo truyền thống hàng đầu đang phát triển, với các extension hiển thị quảng cáo, được mở rộng ra các site-links, các form tạo lead, v.v… Toàn cảnh thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực của người dùng trong cả 2 loại là tìm kiếm có trả phí và tìm kiếm tự nhiên, do đó bạn nên theo dõi và đừng  nên cho rằng đây chỉ là vấn đề riêng thuộc lĩnh vực PPC.


Tác giả: Mr.Chau243 (Theo SeoMoz)

Vui lòng ghi rõ nguồn Hỗ trợ SEO - www.hotroseo.com khi phát hành lại bài viết này

Thursday, March 21, 2013

Kinh nghiệm làm SEO - một thói quen nhỏ có thể tạo nên thành công lớn

Kinh nghiệm SEO - Khi quan sát và trao đổi với những bạn trẻ làm SEO tôi nhận thấy có một thói quen hầu như không bạn nào có, đó là thói quen ghi nhật ký dự án. Làm SEO là tiệm cận với thuật toán của Google nên kinh nghiệm là yếu tố rất quan trọng đối với SEOer, những nhận định tình huống và quyết định đều cần dựa vào những kinh nghiệm đã học từ trước đây, học tập từ những thứ mình đã làm là rất cần thiết. Và chẳng có gì quý hơn khi học từ những tư liệu từ chính dự án mình đã trải qua.

Một tình huống trực quan sau đây sẽ giúp bạn hiểu sự quan trọng của việc ghi nhật ký dự án:

Một ngày đẹp trời bỗng dưng website của bạn bị tụt top traffic đang từ đỉnh núi rơi xuống vực thẳm, bạn cuống cuồng kiểm tra xem liệu có thuật toán nào cập nhật không? nhưng chả có thuật toán nào cập nhật cả, vậy vấn đề là gì? Để tìm hiểu nguyên nhân chắc chắn rằng bạn sẽ phải lục lại trí nhớ xem mình đã làm gì trong thời gian trước đây để phán đoán điều gì là nguyên nhân gây ra tai nạn này. Tôi chắc chắn rằng trong trường hợp này thì cuốn nhật ký dự án ghi lại những công việc làm SEO của bạn sẽ quý như vàng. Ghi lại nhật ký sẽ giúp ta lục lại quá khứ để tìm hiểu những điều gì đã tác động đến tương lai và tôi đảm bảo rằng nó sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm nhanh gấp đôi những người không ghi nhật ký.
  
Trong khi làm việc với đồng nghiệp mặc dù luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi nhật ký dự án nhưng việc này có vẻ thực hiện khá khó khăn, không nhắc là y như rằng việc này lại bị thực hiện qua loa ngay. Để ghi nhật ký mỗi ngày chắc chỉ mất giỏi lắm là 10 phút vậy tại sao nó khó khăn đến vậy. Tôi nghĩ vấn đề không nằm ở việc tốn bao nhiêu công mà nằm ở thói quen, người Việt Nam chúng ta với tập quán làm việc nông nghiệp đã quá ăn sâu vào tiềm thức nên động đến những thói quen có tính kỷ luật là y như rằng fail ngay.

Tôi hiểu rằng ngày hôm nay các bạn nghe và hiểu điều này nhưng sẽ rất ít người thực hiện được nó vì chúng ta quá lệ thuộc vào thói quen (bạn thử bỏ một thói quen xấu đi sẽ hiểu là nó khó như thế nào). Tâm lý học có 1 câu rằng: Thói quen quyết định tính cách, tính cách quyết định số phận. Hãy cố gắng thay đổi số phận của bản thân mình bắt đầu từ việc thay đổi một thói quen.

Bỏ ra vài phút để ghi ghi nhật ký dự án SEO bạn học tập được nhiều hơn.
Theo thegioiseo.com

Wednesday, March 20, 2013

6 cách xây dựng Author Rank tốt nhất

Kiến thức SEO - 6 cách xây dựng Author Rank tốt nhất
Kiến thức SEO - Như các bạn đã biết, việc xây dựng Author Rank trong năm 2013 này và các năm trở về sau là một điều rất quan trọng. Đây là một chiến lược marketing quan trọng, lâu dài  mà hầu hết người làm SEO chuyên nghiệp nào cũng đều phải nghĩ tới. Các bạn cũng nên nhớ rằng Google luôn luôn tìm cách để nâng cao chất bộ máy lượng tìm kiếm, đó là một điều tốt cho các SEOer chuyện nghiệp đã, đang và sẽ áp dụng mạnh mẽ chiến lược hướng nội dung. Ngoài ra các sản phẩm và dịch vụ như Google+ và Google Authorship cũng đã được tung ra để góp phần xây dựng một cách nhận biết mạnh mẽ, cho phép loại bỏ nhiều spammer và ghi nhận những tác giả thực sự. 

Các cách làm để xây dựng Author Rank như sau:

1. Yêu cầu quyền tác giả của bạn
Bạn nên bắt đầu sử dụng Google+ như là một hệ thống nhận diện quyền tác giả cho các bài viết của mình, bằng cách này, bài viết của bạn sẽ ở những vị trí trên cùng khi Author Rank được áp dụng và sẽ xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm dưới dạng rich snippet (xem thêm về rich snippet), do đó sẽ làm tăng tỉ lệ click và khách viếng thăm website của bạn.

2. Sử dụng Google+ một cách nhất quán
Bạn nên thêm nút +1 vào website của mình để làm tăng thêm sự tương tác với user và đem lại lượng traffic đáng kể. Google có thể sẽ thấy được cách thức mà người dùng tham gia vào bài viết của bạn. Cố gắng duy trì post bài thường xuyên, tương tác với cộng đồng và với những người dùng đã thích thú với website của bạn bằng cách +1 và comment trên các bài viết nổi bật.

3. Network on Google+
Bạn nên chọn những tác giả kì cựu với Author Rank cao trong cộng đồng Google để kết nối. Một khi kết nối với họ, bạn có thể dễ dàng chia sẻ những bài viết có chất lượng và làm tăng Author Rank của bạn.

4. Guest Posting có chọn lọc
Chọn lọc các website có chất lượng cao để post bài với bài viết được tối ưu sẽ có lợi cho Author Rank của bạn, việc này giống như là tạo một backlink tốt trỏ về site của bạn. Dĩ nhiên là bạn không muốn nhiều bài viết chất lượng thấp trên blog nhưng rất muốn có một vài bài quest post chất lượng cao trỏ về mình.

5. Tìm kiếm trong lĩnh vực của bạn
Bạn nên tìm kiếm những cộng đồng, website lĩnh vực quan tâm của mình và tham gia vào nó. Author Rank thường đa dạng hơn PageRank khi đề cập đến sự nhận biết nhiều chủ đề đa dạng. Tuy nhiên, bạn sẽ có rất nhiều khả năng được xếp hạng như một người có thẩm quyền trên một lĩnh vực hơn là hai.

6. Tạo ra những bài viết/nội dung tốt
Bạn nên tạo ra những bài viết sao cho càng phổ biến càng tốt, tạo ra những bài viết đáng để chia sẻ. Do Panda cập nhật, việc kiếm backlink dần dần được phát triển thành việc cung cấp nội dung tốt mà người đọc quan tâm. Chính nội dung đó sẽ làm cho họ muốn chia sẻ với người khác.

Tóm lại
Tất cả những điều này có nghĩa là Google tiếp tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát hành các bài viết, nội dung có chất lượng cao để được xuất hiện ở những vị trí trên cùng trong các kết quả tìm kiếm (SERPs).

Tác giả: Mr.Chau243 (Theo SearchEngineLand)
Vui lòng ghi rõ nguồn Hỗ trợ SEO - www.hotroseo.com khi phát hành lại bài viết này

Popular Posts