Sunday, December 22, 2013

Cách viết Tin

Tin tức có vai trò rất quan trọng trong môi trường trực tuyến. Nó thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu Nhanh – Mới – Độc của các trang thông tin điện tử. Việc hiểu, nhận dạng được các loại hình tin tức cũng như sử dụng thành thạo các phương pháp viết tin là sức mạnh, lợi thế cho cho các SEOer, những người làm nội dung trực tuyến trong cuộc chiến tìm kiếm lợi nhuận, xây dựng thương hiệu trên internet.

SEO nội dung và copywriting: Cách viết Tin

A. Đặc điểm của tin
Tin (news) phản ánh những sự kiện cụ thể, mới, tiêu biểu đang hoặc sắp xảy ra theo cách đơn giản, ngắn gọn, nhanh chóng và kịp thời nhất. Tin quan tâm đến SỰ KIỆN, không đi sâu vào phản ánh những VẤN ĐỀ của đời sống.

B. Các dạng tin thông dụng

1) Tin vắn: 30 đến 60 chữ
- Thông báo một cách ngắn gọn nhất về sự kiện.

- Có thể có hoặc không cần đầu đề (tít).

- Chỉ có thể trả lời 3 – 4 yếu tố trong 6W + 1H

- Không có lời bình.

Ví dụ: Google đã giảm 15% số lượng các đoạn rich snippets trong kết quả tìm kiếm có liên quan đến quyền tác giả để hiển thị cho các tác giả khác có mức độ nổi tiếng cao hơn. (1)

Ví dụ: Matt Cutt tuyên bố “Khoảng 25% đến 30% nội dung trên website là trùng lặp nhưng Google không xem đó là SPAM. Google sẽ xem nó như một trong những yếu tố không được ưu tiên và sẽ khó xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm”. (2)

Ví dụ: Google vừa công bố top 10 xu hướng tìm kiếm trong năm 2013, và trong đó vị lãnh tụ vĩ đại của Cộng hòa Nam Phi đã đứng số 1 trong danh sách xu hướng tìm kiếm của năm.(3)

2) Tin ngắn: 60 - 100 chữ
-  Thông báo tương đối trọn vẹn về một sự kiện bằng cách trả lời đầy đủ những câu hỏi 6W + H .
Ví dụ:
Google Penguin 4 cập nhật

Ngày 22/05/2013 thuật toán Penguin 4 đã được Google cập nhật. Matt Cutts - trưởng bộ phận chống Spam của Google cho biết: 2,3% các truy vấn tiếng Anh sẽ bị ảnh hưởng bởi bản cập nhật này.

Được công bố lần đầu tiên vào ngày 24/4/2012 và cập nhật hai lần sau đó, Penguin vẫn sử dụng các thuật toán cơ bản cùng với những thay đổi nhỏ. Phiên bản Penguin 4, với công nghệ Penguin 2.0 là bản cập nhật với những thay đổi lớn, có tác động sâu - rộng hơn đến các website và cộng đồng Webmasters trên toàn thế giới.

Đây là dạng tin tức phổ biến nhất, thường được sử dụng trên các báo mạng điện tử. Với nhứng sự kiện ít quan trọng thì chỉ một tin là đủ. Với những vấn đề quan trọng hơn có thể làm một chùm tin, tiếp theo đó là bài tường thuật, phỏng vấn, phóng sự điều tra, phân tích, bình luận... rồi tổng hợp. Tất nhiên đó là ở mức độ báo chí chuyên nghiệp, có hệ thống và nguồn nhân lực dồi dào... còn ở mức độ chăm sóc blog, website cho cá nhân, doanh nghiệp chúng ta phải có sự lựa chọn phù hợp với khả năng và điều kiện hiện có sao cho đơn giản và hiệu quả nhất.

3) Tin tường thuật: ≈ 200 chữ
Tường = biết, hiểu rõ; thuật = kể lại

=> Tường thuật là kể lại những điều mắt thấy tai nghe hoặc có được thông tin đầy đủ, chính xác (cần phân biệt với bài tường thuật, thường có qui mô lớn hơn, nhiều chi tiết, ngôn ngữ thể hiện phong phú hơn).

Ví dụ:
Google cập nhật PR

Google cập nhật PR rồi đấy!

Các bạn thân mến, vào hồi  15h ngày 06/12/2013 Google đã chính thức cập nhật PR. Đây có lẽ là lần cập nhật PR được chờ đợi và mòn mỏi nhất từ trước đến giờ.

Theo như dự đoán thì đợt cập nhật PR này đúng ra phải diễn ra vào đầu tháng 5. Nhưng Google đã “im hơi lặng tiếng” cho đến tận ít phút trước đây.

Sự “im lặng khó hiểu” của Google khiến cho cộng đồng webmaster trong và ngoài nước lâm vào tình trạng đoán già, đoán non, kẻ cười, người khóc.

Nắm được thói quen cập nhật PR theo quý của Google, nhiều SEOer đã tập trung mua backlink cho web từ cuối tháng ba.

Từ đầu tháng tư, thị trường link đã rất nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Trên các diễn đàn SEO và công nghệ lời rao bán backlink không ngớt vang lên. Và trong suốt nửa cuối tháng tư tâm trạng hồi hộp, đợi chờ là phổ biến trong cộng đồng SEO Việt Nam. Người ta hỏi nhau: “mua link ở đâu tốt?”, “giá rổ thế nào?”, “chất lượng ra sao?”, “PR mấy?”, “hàng fake thôi!”…

Để rồi: “đến hẹn mà lại không lên”, “seo-ơ cứ vội, nhưng anh Gồ cứ chưa cần”. Tiền thì chuyển vào tài khoản người bán rồi, thời hạn một tháng sắp hết rồi, "sao chưa cập nhật nhỉ?". "À sắp rồi, ráng đi", “chắc chỉ nay mai thôi”, SEOer tớn tác hỏi nhau, an ủi nhau, rồi mấy chục cái mai qua đi, mai cứ dài hơn thuổng. SEOer cứ đợi, Google cứ bặt vô âm tín. Trên các diễn đàn câu chuyện về PR được đưa ra mổ xẻ, rồi lại đoán già, đoán non, lại cãi, lại ban nick… đợi chờ - mòn mỏi – kẻ vui – người buồn…

Để rồi:
Google cập nhật page rồi đấy !


Ở phần 7 của Ebook SEO copywriting mình đã chia sẻ với các bạn rằng việc áp dụng cấu trúc bài viết cần phải linh hoạt, việc kết hợp các mô hình với nhau cần phải sáng tạo, công thức chỉ là tương đối. Cái tin “Google cập nhật PR” của mình dài hơn một tin thông báo bình thường. Cấu trúc được sử dụng là cấu trúc vòng tròn với chi tiết quan trọng nhất là Google cập nhật Pagerank được xuất hiện ở mở đầu và kết thúc bài. Trong khi tường thuật lại tâm sự và hành động của nhiều SEOer theo thời gian thì chi tiết quan trọng nhất (Google đã cập nhật) vẫn được đưa lên đầu. Sử dụng rất nhiều ngôn ngữ nói trong bài viết...

4) Tin tổng hợp
- Sử dụng để thông báo về một loạt sự kiện quan trọng liên tiếp xảy ra, có liên quan tới nhau.

- Tin tổng hợp có thể được xây dựng bằng nhiều tin vắn nối tiếp nhau.

Ví dụ: Samsung chính thức ra mắt smartphone màn hình cong, thuật toán mới của Google có thể ảnh hưởng mạnh đến kết quả tìm kiếm cùng việc các nhà mạng được phép tăng cước 3G là những thông tin đáng lưu tâm… (4)

Ví dụ: Moto X ra mắt, những thông tin mới về iPhone giá rẻ và iPad thế hệ tiếp theo của Apple, lệnh cấm iPhone và iPad tại Mỹ của ITC bị bác bỏ cùng Nexus 7 2013 và Lumia 1020 xuất hiện tại Việt Nam là những điểm nhấn công nghệ tuần qua… (5)

Sau khi “điểm tin” người viết sẽ đi vào từng tin chi tiết.

- Tin tổng hợp cũng có thể tổng hợp, thống kê lại các sự kiện theo không gian, thời gian, mức độ liên quan.

Ví dụ:
Những sự kiện chấn động làng công nghệ năm 2013 (6)
Tiết lộ NSA theo dõi người dùng Internet khiến thế giới rúng động (...)
Thương vụ thâu tóm Microsoft – Nokia (...)
CEO Microsoft bất ngờ tuyên bố nghỉ hưu sau 13 năm tại vị (...)
Vụ tấn công ddos làm ảnh hưởng Internet toàn cầu (...)
Facebook và Twitter "lên sàn" (...)
Apple ra mắt 2 điện thoại trong một năm (...)
BlackBerry và số phận bấp bênh (...)


Trong ví dụ trên sau mỗi đề tít phụ (chúng ta có 7 tít phụ cả thảy) người viết sẽ trình bày về một vấn đề cụ thể.

- Tin tổng hợp thường được xây dựng theo mô hình Hình chữ nhật nhưng mỗi chi tiết, sự kiện có thể là một kim tự tháp ngược. Bản thân các sự kiện các được sắp xếp theo các tiêu chí khác nhau như: mức độ quan trọng giảm (hoặc tăng dần), theo trình tự thời gian, hoặc theo khu vực địa lý.

C. Kết luận

- Tin tức đòi hỏi người viết phải nhạy bén trong việc thu thập tin tức, biết chọn chi tiết “đắt” để bắt đầu và có cách thể hiện phù hợp.

- Tin chú trọng tới SỰ KIỆN, đi kèm với nó là các số liệu cụ thể, chân thật.

- Tin thuyết phục người đọc bằng tính thời sự, chân thực, chứ không phải là lý lẽ, lý luận (giống như phân tích, bình luận...)

- Ngôn ngữ sử dụng thường đơn giản, trực tiếp, cụ thể.

Ở trên mình đã chia sẻ với các bạn về một số dạng tin cơ bản, ngoài ra chúng ta còn một số loại khác như tin ảnh, ảnh tin, tin sâu... ít phổ biến hơn đối với dân SEO nên không giới thiệu ở đây.

Hy vọng chia sẻ của mình giúp ích được các bạn chút ít trong vấn đề định hướng và xây dựng nội dung cho website.
---------------------------------
Bài viết có tham khảo giáo trình của:
- Khoa Báo chí Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- (1) + (2) + (3): Được lọc ra từ các bài viết trên idichvuseo
- (4) + (5): Trích từ Báo Mới (http://www.baomoi.com)
- (6): Trích từ Dân Trí
(http://dantri.com.vn/suc-manh-so/nhung-su-kien-chan-dong-lang-cong-nghe-nam-2013-816914.htm)

Tuesday, December 17, 2013

SEO trong ma trận thông tin

Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên Công nghệ Thông tin. Ngoài vô tuyến truyền mồm trước đây, ngày nay con người có rất nhiều kênh, nhiều cách để tiếp nhận và phát tán thông tin. Vậy mà không hiểu sao, một bộ phận SEOer vẫn hàng ngày than thở về việc không có năng khiếu, lĩnh vực đang SEO chẳng có gì nhiều để viết, cạn ý tưởng, không biết bắt đầu từ đâu…

Thực ra các bạn đang có xu hướng làm phức tạp hóa vấn đề, làm cho SEO trở nên phức tạp và rối rắm. Cũng như xây nhà, nếu bạn không đặt viên gạch đầu tiên thì không có ngôi nhà hoàn thiện. Khi làm nội dung cho web hay bất kì việc gì cũng vậy, không có bắt đầu thì không có kết thúc.

Vì thế, thay vì ngồi than thở và tranh thủ copy chúng ta hãy bắt tay vào việc nào !

Đơn giản hóa khái niệm thông tin.

Ở đây chúng ta không đi sâu vào các khái niệm thông tin theo kiểu kinh viện. Cứ hiểu một cách đơn giản là hàng ngày chúng ta xem phim, đọc báo, nghe đài, chém gió… chính là khi chúng ta tiếp nhận và chia sẻ thông tin. Thông tin mang lại cho chúng ta tri thức, hiểu biết mới về tự nhiên, xã hội… giúp nâng cao nhận thức và xử lý công việc tốt hơn.

Thành lập Trung tâm thu thập thông tin.

Nói là Trung tâm là để cho oai, chứ thật ra nó cũng như công ty một thanh viên thôi – bạn là giám đốc kiêm bảo vệ. Để cho dễ hình dung, lấy ví dụ từ bản thân mình, có tham gia làm SEO, viết về SEO, câu hỏi là: “nguyenhoang, anh lấy gì ra để viết ?”. Câu trả lời là: “Nhiều lắm !”.

- Tôi có mối quan hệ tốt với nhiều SEOer khác, tôi add họ trong skype, yahoo, G+, Facebook… và nhận được rất nhiều tin tức về SEO từ họ. 

- Theo dõi các diễn đàn SEO, tạp chí Công nghệ, trang cá nhân có những người có uy tín trong giới.

- Tham gia các buổi offline mà tôi cho là có ích.
…..

Đấy là sơ sơ thôi, cụ thể hơn nhé: Một lần có một bạn SEO trong lĩnh vực cỏ nhân tạo – một SEOer nữ có hỏi mình về bài viết, cũng chia sẻ rằng lĩnh vực của bạn không có gì nhiều để viết. OK, mình cũng có một số câu hỏi: “Sao bạn không xuống công trường xem công nhân thi công và nói chuyện với họ”; “Sao bạn không sang phòng Sale học về sản phẩm”; “Sao bạn không sang phòng hỗ trợ, trực tiếp trả lời thắc mắc, phản hồi của khách hàng, và sẵn sàng nghe họ “chửi” – nếu họ làm thế”; “Sao bạn không bắt chuyện với những người đang chơi thể thao trên sân cỏ nhân tạo, hỏi họ về sự khác nhau với sân cỏ tự nhiên”. Còn nữa: “Nếu mình có ý kiến cho rằng sân cỏ nhân tạo không an toàn, có thể gây trầy xước, chảy máu. Cho dù đó là ý kiến chủ quan của cá nhân mình thì câu trả lời của bạn là gì” ?...

Tóm lại: thông tin có rất nhiều quanh chúng ta, có rất nhiều cách để khai thác, vấn đề là các bạn có chịu dấn thân và rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại hay không mà thôi.

Biến thông tin thành Tin tức.

Chúng ta đã có thông tin nhưng không phải mọi Thông tin đều có thể thành Tin tức, viết thành bài. Bạn chọn một vấn đề lãng xẹt thì viết xong chẳng ai thèm quan tâm. Vì vậy cần phải chọn ra các tin mới, hot, được nhiều người quan tâm mà viết.

Có những thông tin tự bản thân nó là tin mới, hấp dẫn. 

Ví dụ: Google cập nhật thuật toán mới, Facebook thay đổi cách hiển thị thông tin người dùng, Nghị định 72 ra đời… Các tin này ngay khi xuất hiện thì nhanh chóng được phổ biến rộng rãi, thu hút được sự quan tâm, theo dõi của nhiều người.

Có những thông tin bản thân nó không phải là News nhưng qua bàn tay nhào nặn của người viết bỗng thành hot. Các bạn cứ theo dõi báo An ninh Thế giới thì thấy, không có tin mới, tin hot, rất ít cướp – giết – hiếp – show hàng. Mà toàn tập trung vào các vấn đề theo kiểu: giải mã hồ sơ mật, hiện tượng kì bí, siêu nhiên, những bí ẩn trong cuộc sống, khoa học chưa có lời giải đáp…

Khai thác Thông tin hiệu quả.

Các bạn đã có được thông tin hot, có thể viết thành bài để đăng lên web, trang cá nhân, vấn đề là làm sao để công việc này hiệu quả. 

Bạn đừng đặt nặng ở vấn đề dài hay ngắn, bài viết quan trọng là hay, mới, đúng thời điểm.. dài hay ngắn, chia nhỏ hay gộp lại sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cu thể. Với tin hot thì cần nhanh, ngắn gọn. Đưa tin xong thấy vẫn còn hot thì viết phân tích, bình luận. Vẫn chưa hết hot thì tiếp tục tiếp cận ở các góc nhìn khác nhau, miễn là phải hấp dẫn, có cái mới. Dài ngắn lúc này cũng như vũ khí thôi: có dài có ngắn, có gần có xa, có đại pháo, có súng bộ binh, có liên thanh, có bắn tỉa... => hỏa lực với mạnh ! 

Ví dụ: Google cập nhật Pagerank chẳng hạn.

Ngay khi thông tin này lan ra thì lập tức trở nên cũ kĩ (không có gì cũ kĩ hơn một tin đã biết). Bạn biết tin Goolge cập nhật liền báo cho thằng bạn cùng SEO, hắn có khi chỉ biết trước bạn một phút nhưng khi bạn nói thì với hắn đó là tin cũ, thậm chí với bạn nó cũng cũ ngay từ khi vừa đọc xong.

Nếu bạn là người đầu tin biết tin này hãy ngừng mọi công việc lại viết nó ngay lập tức. Nếu bạn không phải người đầu tiên, hãy kiểm tra xem mức độ lan truyền của tin này thế nào tại thời điểm bạn có nó. Hãy search Google và xem mức độ phổ biến tin đó ra sao, nếu chỉ có mấy diễn đàn lớn đưa tin thì dù không phải Cô – lôm – bô bạn vẫn có cơ hội làm nên lịch sử:

- Một tin ngắn: 200 từ là đủ, bạn có thể chỉ cần title và description. Nghĩa là: bạn viết title, mào đầu (description) đăng ngay, submit URL rồi ngồi viết tiếp, cái này thỏa mãn yếu tố nhanh, mới.

- Sau đó bạn có thể viết các bài phân tích về thuật toán mới, tường thuật lại tâm trạng, hành vi của các SEOer khác trong cộng đồng, phỏng vấn người có uy tín trong cộng đồng... các bài này sẽ dài hơi, kĩ lưỡng hơn, thỏa mãn yếu tố cung cấp tri thức, chia sẻ tâm sự, tình cảm.

- Việc tiếp theo là chia sẻ bài viết lên mạng xã hội, blog, liên kết các bài viết cùng chủ đề lại với nhau để thỏa mãn cái việc của một SEOer phải làm: điều hướng người dùng, tăng thời gian trên web, tăng view, xây dựng thương hiệu...
SEO nội dung và copywriting: SEO trong ma trận thông tin
Khi nhận được tin Google ra thuật toán chim ruồi mình đã ngay lập tức viết tin, viết title + des rồi public, chia sẻ luôn, sau đó mới viết hoàn chỉnh tìn. Tiếp theo là viết các bài phân tích, tường thuật, liên kết các bài viết với nhau. Kết quả là với từ khóa "thuật toán chim ruồi" có 2 kết quả trên top 10, dù không đi link và làm bất cứ thủ thuật SEO nào khác
Còn nếu bạn không phải là người đầu tiên biết tin, nhiều người đã nói và viết về vấn đề đó rồi thì bạn phải tìm sự khác biệt và xoáy sâu và các điểm mà chưa ai, hoặc ít người khai thác.

Trên đây, mình chỉ chia sẻ với các bạn về cách tiếp nhận và xử lý thông tin. Còn cách viết tin, bài cụ thể mình sẽ chia sẻ ở các bài viết tiếp theo.

Sunday, December 15, 2013

Cái chết của những trang tổng hợp nội dung

Thế cờ xoay chuyển ngay sau khi Google thay đổi thuật toán tìm kiếm. 

Demand Media một công ty truyền thông xã hội và nội dung, gồm các website eHow và eNom, có giá trị 2 tỷ khi bắt đầu niêm yết năm 2011. Nhưng bây giờ thì giá trị của công ty này chỉ bằng ¼ lúc trước, và người sáng lập kiêm Giám đốc Sáng tạo không còn làm việc tại đây nữa.
Theo báo cáo Variety, chính Google là nguyên nhân chính trong sự thất bại của công ty này.
Richard Rodenbatt người đồng sáng lập Demand vào năm 2006 đã tận dụng ưu thế tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Trang eHow chứa nhiều nội dung đa dạng, được thiết kế và bố trí lấp đầy các từ khoá để bẫy vị trí trên kết quả tìm kiếm của Google, và e Nom là công ty đăng ký tên miền và lưu trữ web, cũng như bán các sản phẩm khác gắn liền với tên miền.
Công ty đã thành công tập hợp 1 triệu trang rác, kiếm 100.000 đô mỗi ngày.
Sau đó, Demand mở rộng nội dung trên trang bằng cách trả 20 đô cho người đóng góp trên mỗi bài viết hoặc video họ sản xuất. Thậm chí bây giờ, nhìn lướt qua trang eHow.com dễ nhận thấy các thông tin khác mờ nhạt, và lẫn lộn với quảng cáo. 
Nhưng ở thời điểm đó, một vài người lại cho rằng content farming (chuyên spam tìm kiếm với nội dung nhặt từ nơi khác về không có giá trị nhưng chứa đầy từ khoá hợp SEO) là chuyện tương lai. Yahoo đã xem xét việc mua lại công ty này vào năm 2008.
Ngay sau khi Demand lên sàn vào tháng 1/2011, mọi thứ đã bắt đầu tan rã. Google thay đổi thuật toán tìm kiếm vào tháng 2 của năm đó để những trang rác, chất lượng thấp không còn xuất hiện ở tốp đầu tìm kiếm.
Phiên bản của thuật toán này gọi là Panda, và Google tiếp tục nâng cấp thuật toán này sau đó. Sự thay đổi này đe doạ nhiều nhà đầu tư bao gồm cả Goldman Sachs.
Theo Google, các trang chất lượng thấp có vô số đường dẫn trống rỗng, nội dung mờ nhạt và có quá nhiều quảng cáo. Đó lại là đặc điểm cơ bản content farming của Demand.
Sau đó vào năm 2011, Google đã lại đánh bại Demand khi bỏ ý định rót 100 triệu đô đầu tư vào Youtube, trang mà Demand Media là nhà cung cấp nội dung lớn nhất. 
Các trang khác sở hữu bởi Demand gồm LiveStrong.com và Cracked.com có 52.1 triệu lượt truy cập duy nhất vào tháng 10, giảm 35%, còn eHow có 46 triệu.
Trong báo cáo doanh thu quý 3 của công ty này từ tháng 11, Demand tiếp tục đổ lỗi việc giảm trong lượng truy cập và nhu cầu quảng cáo là nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ của nó.
Tuy nhiên, doanh thu của công ty đăng ký tên miền lại tăng 11% từ năm ngoái. Theo báo cáo của Bloomberg, Demand đang lập kế hoạch để tách mảng này khỏi công ty.

Ông Saul Hansell, người điều hành content farming trước đây của Seed.com đã chia sẻ với Variety rằng Demand thua lỗ nghiêm trọng trong 7 năm qua không chỉ vì Google. 
Thùy Đỗ

Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider

Ghi rõ nguồn thủ thuật seo khi sao chép bất kì nội dung tại đây, xin cảm ơn.

Friday, December 6, 2013

Thơ chế Google cập nhật Pagerank


Google cập nhật Pagerank rồi, có lên, có xuống, chẳng buồn, chẳng vui vì lâu rồi chẳng còn vương vấn. Thôi, ai vui - chia vui, ai buồn - chia buồn. Thơ chỉ là thơ chế, mà chia vui là đây, chia buồn cũng là đây.

Anh nói: “Pagerank chẳng trở về”
Để em, chờ mãi mấy con trăng
Anh đành dối gạt tình em thế
Anh nói: “anh đi chẳng trở về”

Xuân qua em nhớ Người năm cũ
Âm thầm lặng lẽ nối Backlink
Rank cao, page chất em chờ đợi
Sen tàn, vẫn chẳng thấy anh đâu

Thu vàng – cúc úa – rồi đông ấy
Anh hẹn em rằng: tới sang năm…
SEO buồn phím lạnh từ tin ấy
Em nghĩ anh đi chẳng trở về

Thế rồi anh đi - anh lại lại
Chẳng nói năng chi, chỉ âm thầm
Lòng em bối rồi nhìn anh mãi
Em nghĩ anh đi chẳng trở về

SEO nội dung và Copywriting: Google cập nhật Pagerank
Pagerank nặng một lời thề - Page đi đi mãi không về cùng rank

» Google cập nhật PR

Google cập nhật PR

Google cập nhật PR rồi đấy!

Các bạn thân mến, vào hồi  15h ngày 06/12/2013 Google đã chính thức cập nhật PR. Đây có lẽ là lần cập nhật PR được chờ đợi và mòn mỏi nhất từ trước đến giờ.

Theo như dự đoán thì đợt cập nhật PR này đúng ra phải diễn ra vào đầu tháng 5. Nhưng Google đã “im hơi lặng tiếng” cho đến tận ít phút trước đây.

Sự “im lặng khó hiểu” của Google khiến cho cộng đồng webmaster trong và ngoài nước lâm vào tình trạng đoán già, đoán non, kẻ cười, người khóc.

Nắm được thói quen cập nhật PR theo quý của Google, nhiều SEOer đã tập trung mua backlink cho web từ cuối tháng ba. 

Từ đầu tháng tư, thị trường link đã rất nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Trên các diễn đàn SEO và công nghệ lời rao bán backlink không ngớt vang lên. Và trong suốt nửa cuối tháng tư tâm trạng hồi hộp, đợi chờ là phổ biến trong cộng đồng SEO Việt Nam. Người ta hỏi nhau: “mua link ở đâu tốt?”, “giá rổ thế nào?”, “chất lượng ra sao?”, “PR mấy?”, “hàng fake thôi!”…

Để rồi: “đến hẹn mà lại không lên”, “seo-ơ cứ vội, nhưng anh Gồ cứ chưa cần”. Tiền thì chuyển vào tài khoản người bán rồi, thời hạn một tháng sắp hết rồi, "sao chưa cập nhật nhỉ?". "À sắp rồi, ráng đi", “chắc chỉ nay mai thôi”, SEOer tớn tác hỏi nhau, an ủi nhau, rồi mấy chục cái mai qua đi, mai cứ dài hơn thuổng. SEOer cứ đợi, Google cứ bặt vô âm tín. Trên các diễn đàn câu chuyện về PR được đưa ra mổ xẻ, rồi lại đoán già, đoán non, lại cãi, lại ban nick… đợi chờ - mòn mỏi – kẻ vui – người buồn… 

Để rồi:

Google cập nhật page rồi đấy !

SEO nội dung khi Google cập nhật PR

Monday, December 2, 2013

Backlink vững chắc bằng xây dựng hệ thống Hub page

Bạn nào học Mạng chắc sẽ biết chức năng của Hub, Hub là thiết bị chuyển mạch trung tâm kết nối các thiết bị đầu cuối. Mở rộng khái niệm ra Hub page là một trang trung tâm kết nối đến các trang liên quan.

Tại sao phải tạo hệ thống Hub page? Với một thị trường khao khát thông tin như hiện nay, người truy cập đòi hỏi chúng ta phải cung cấp cho họ những thông tin cần thiết và đầy đủ về một vấn đề, vậy biết bao nhiêu mới đủ? Mình cũng không biết nhưng chúng ta cùng cố hết sức có thể để đáp ứng nhu cầu của họ bằng việc kết nối các nội dung liên quan lại với nhau. 




Tầm quan trọng của Hub page sẽ được khẳng định khi bạn xây dựng một hệ thống website lớn khi đó các trang sẽ bồi đắp cho nhau và cùng nhau tiến bước. Từ đó người truy cập, Google và cả chúng ta đều có được thứ mình cần. Đó cũng là lý do mà Google dùng các liên kết trong hệ thống Hub page làm yếu tố để xếp hạng một website

Sau đây mình xin chia sẻ các bước tạo một hệ thống Hub page:

Bước đầu là Xây dựng Hub page 

Tạo dựng những Hubpage riêng về một chủ đề cụ thể và Hub page này phải đảm bảo được on page thật tốt, sơ qua một chút những điều các bạn cần phải làm như là chọn từ khóa,Từ khóa nên xuất hiện trong tittle, heading và url, alt, ... Nội dung trang nên giới thiệu sơ qua về độ hiểu biết của bạn về nội dung đang viết và người đọc sẽ được lợi gì sau khi đọc bài viết đó, trang nên liên kết đến nội dung liên quan tâm đắc nhất của bạn, Nhưng phải chắc là nội dung bạn đã tối ưu rồi nhé

Bước 2 là Đẩy mạnh Hub page


  • Điều đầu tiên các bạn phải làm để đẩy mạnh Hub page là liên kết tới những trang có xếp hạng cao và liên quan đến hub page
  • Tiếp theo là bạn đến những website khác mà bạn quản lý và liên kết tới hub page của bạn
  • Tiến thêm một bước nữa, bạn hãy liên hệ với các webmaster liên quan cùng chủ đề và trao đổi liên kết với họ, như vậy bạn đã tạo dựng được một hệ thống backlink khá vững chắc rồi đấy
  • Cuối cùng bạn phải giữ vững và lặp lại với những từ khóa mới.


Nguồn : TGS

Cấu trúc bài viết

Hầu hết các bạn làm SEO, nhất là các bạn đi sâu vào link không lạ lẫm gì với các mô hình như: hình tháp, hình bánh xe, chuỗi liên kết... Nhưng có lẽ số lượng SEOer theo con đường copywriting chưa nhiều, SEO Copywriting chưa thật sự phát triển mà vì vậy nhiều bạn có lễ không biết rằng bài viết cũng có cấu trúc, mô hình riêng của nó. Tất nhiên việc áp dụng cấu trúc nào cần phải linh hoạt, việc kết hợp các mô hình với nhau càng cần phải sáng tạo. Công thức chỉ là tương đối.

Cấu trúc của một bài viết thì có rất nhiều, có thể kể lên tới hàng chục. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn một số cấu trúc cơ bản. Và trong khuôn khổ của Ebook cũng chỉ giới thiệu một số cấu trúc thường sử dụng trên web.

Điều đầu tiên, các bài viết tuy rằng có nội dung, các thể hiện khác nhau, nhưng tựu chung lại đều nhằm vào trả lời các câu hỏi cơ bản (6W + 1H):
What?  ( Chuyện gì?)
Where? (Ở đâu?)
When? ( Khi nào?)
Who?  ( Ai liên quan?)
With?(Cùng với những ai?)
Why? ( Tại sao?)
How? (Như thế nào?) 

Tất nhiên điều này là không nhất thiết, như bài giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, công ty và bài tản mạn... không nhất thiết phải nêu ra và trả lời câu hỏi trên. Viết quảng cáo và bài PR thì đòi hỏi phải sáng tạo và cách tiếp cận phù hợp. Nhưng tin tức, khuyến mãi, bài phân tích, bình luận là những dạng bài được sử dụng nhiều trên môi trường trực tuyến (do yêu cầu thông tin nhanh, mới, độc) thì rất cần.

Vấn đề tiếp theo là trước mỗi sự kiện các bạn cần phải xác định được đâu là chi tiết quan trọng, đâu là chi tiết ít quan trọng hơn để có cách bố trí phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Mô hình Hình tháp xuôi:
Còn gọi là mô hình: "tam giác thường", "hình nón", "hình cây thông".



Mô hình này quen thuộc với hầu hết chúng ta, từ ngày cấp 2 mình nhớ đã có môn Tập làm văn, cấu trúc Mở bài -> Thân bài -> Kết luận cô nói mãi rồi. 

Đặc điểm của nó là mở đầu bằng một hình ảnh, một câu gây ấn tượng, gợi tính tò mò cho người đọc, mức độ quan trọng tăng dần ở các câu sau và chi tiết quan trọng nhất được đưa xuống dưới cùng (kết luận). 
SEO nội dung: Cấu trúc bài viết
Bạn nào SEO cho site truyện nên đào sâu vào cấu trúc này vì bản chất của chuyện là phải “câu nhử”, dẫn dắt người đọc. Mình nghĩ các bài viết tâm sự, chia sẻ chuyện đời, chuyện nghề SEO cũng có thể áp dụng cấu trúc này. 

Ví dụ, sau một hồi than SEO khổ, SEO khó, chẳng nhẽ buông một tiếng thở dài rồi thôi. Theo mình, nếu không dậm dọa giải nghệ để anh em chia sẻ thì cũng phải tuyên bố một điều gì đó lớn lao, kiểu như: “Tuy thuật toán không ngừng thay đổi, đối thủ ngày một nhiều, nhưng…”. Kết là kết thúc bài nhưng phải mở ra một cái gì đó, gợi nên những suy nghĩ, hướng đi mới.

Mô hình Hình tháp ngược: 
SEO nội dung: Cấu trúc bài viết
Ngược tất nhiên phải đối lập với xuôi. Đặc điểm của cấu trúc này là các chi tiết quan trọng được đưa ngay lên trên. Đây là mô hình được áp dụng nhiều trong báo chí, đặc biệt là ở thể loại tin tức.

Điểm mạnh của nó là người viết có thể nhanh chóng đưa thông tin đến người đọc. Người biên tập có thể cắt phần ở dưới ít quan trọng để đưa được nhiều tin hơn. Và người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt tin tức mà không cần phải đọc quá nhiều.

Ví dụ: “Ngày 26 – 09 – 2013, tại Mountain View, Google chính thức ra mắt Thuật toán Chim ruồi - Hummingbird”

Đây là câu đầu tiên của một Tin, thông báo về thuật toán mới của Google, nó đã trả lời các câu hỏi: Ai (Google), Cái gì (Thuật toán Chim ruồi), Ở đâu (Mountain View), Khi nào (Ngày 26 – 09 – 2013). 

Các câu tiếp theo sẽ trả lời các câu hỏi còn lại, ít quan trọng hơn. Tất nhiên trong trường hợp này bản thân việc Google đưa ra thuật toán mới đã là chi tiết quan trọng nhất rồi.

Mô hình Hình chữ nhật:
Trong cấu trúc này các chi tiết nổi bật được sắp xếp trải dài từ đầu tới cuối bài. Mỗi chi tiết có lượng thôn tin nhất định. Các chi tiết tương đối bình đẳng, độc lập, nhưng cùng hướng vào để làm nổi bật sự kiện. Cấu trúc này thường được sử dụng cho bài phân tích, tường thuật và tổng hợp thông tin.
 SEO nội dung: Cấu trúc bài viết
Ví dụ, ngày mai Google cập nhật PR, sau khi viết tin mình có thể làm một bài tổng hợp lại suy nghĩ, cảm xúc của các bạn.
Ngay sau Google cập nhật PR, các diễn đàn ngập tràn cảm xúc vui buồn lẫn lộn của các bạn làm SEO.
Tại iDVS, trong topic A bạn B nói
Tại thegioiseo bạn C chia sẻ
Tai diễn đàn seotopx bạn X hồ hởi
Trái ngược với tâm lý vui vẻ của nhiều bạn là nét thất vọng của các bạn Y,Z – bị rớt pagerank....

Kết cấu theo vòng tròn khép kín:
Hay còn gọi là mô hình quả trứng ngỗng, nghĩa là bài viết được bắt đầu từ chi tiết nào thì kết thúc bằng chi tiết ấy, chi tiết quan trọng vì thế được nhấn mạnh, nhắc lại ở cấp độ cao hơn.
 SEO nội dung: Cấu trúc bài viết
Ví dụ như bài viết về “Sườn heo nướng muối ớt” của mình mở đầu bằng chi tiết, một lời khen về món ăn: 
“Nó ngon không chịu được” và kết thúc cũng chính bằng câu nói này. 

Kết cấu theo trình tự thời gian
SEO nội dung: Cấu trúc bài viết
Thường áp dụng cho các bài tường thuật, một số bài PR, Giới thiệu cũng có thể sử dụng kết cấu này. Nghĩa là một bạn kể một câu chuyện từ khi nó bắt đầu tới thời điểm hiện tại, hoặc tới khi nó kết thúc.

Để dễ hình dung hơn mình có thể ví dụ bằng việc bỗng dưng nổi hứng viết một bài giới thiệu về diễn đàn iDVS chẳng hạn. Mình có thể sử dụng cấu trúc theo trình tự thời gian:
Nhìn vào sự phát triển của iDVS ngày hôm nay, không phải ai cũng thấu hiểu được những khó khăn của diễn đàn thủa đầu chập chững.
Khởi đầu với 3 thành viên, không quản ngày đêm...
Bị ddos, gài link ẩn, bêu xấu đủ kiểu, nhưng...
Sau xử phạt do vi phạm Nghị định 72 những tưởng diễn đàn sẽ không gượng dậy nổi. Thế mà...

Tuy nhiên cấu trúc này cũng rất linh hoạt, người dùng có thể viết ngược lại từ hiện tại lùi về quá khứ. Hoặc bắt đầu từ một sự kiện “đắt”.

Ví dụ: Dưới tác động của Nghị định 72, hàng loạt diễn đàn, website lớn bị đóng cửa, forum iDVS cũng nằm một trong số đó. Ba ngày, năm ngày, rồi một tuần trôi qua; biết bao hy vọng rồi thất vọng. Một tháng, người ta bắt đầu nghĩ về sự ra đi mãi mãi. Mỗi ngày qua đi, khi những suy nghĩ về iDVS sẽ như một phần của quá khứ cứ nhen nhóm và lớn dần, kèm theo nỗi buồn tha thiết. Chính lúc ấy – một thoáng lặng đi – để rồi òa lên: “iDVS trở lại rồi”!
Mình có thể bắt đầu bằng khó khăn mới đây của diễn đàn rồi mới triển khai sang các sự kiện khác, mốc thời gian khác.

Kết luận:
Ngoài các cấu trúc nêu trên còn có rất nhiều cấu trúc khác như: cấu trúc viên kim cương, bóc hành, tam đoạn luận, nguyên nhân – hậu quả, đồng hồ cát... chủ yếu dùng trong báo chí. Việc giới thiệu các mô hình chỉ mang tính tham khảo. Mình nhắc lại một lần nữa là việc sử dụng phải linh hoạt và sáng tạo.

Thursday, November 21, 2013

Các hình thức Link Buiding

Link building là một phần việc quan trọng trong quá trình SEO offpage. Chúng ta có nhiều cách để build như:

1. Mua bán: Mua Banner, Textlink trực tiếp từ chủ của các Website, báo mạng điện tử, hoặc thông qua trung gian.
Đây là hình thức xây dựng liên kết nhanh nhất (tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong). Vấn đề còn lại chỉ là chọn website phù hợp, vị trí tốt, thỏa thuận giá cả

2. Trao đổi: theo hình thức “hàng đổi hàng”, nghĩa là người khác đặt link của bạn lên website của họ, và bạn đặt link của họ lên web của mình.
Trao đổi liên kết có thể diễn ra theo kiểu đối xứng (qua lại) hoặc trao đổi chéo (với những bạn có nhiều site), hoặc nhiều hơn hai người.

3. Từ các diễn đàn: trên diễn đàn có ba loại link có thể lấy
-  Profile Links: Link này được đặt trong phần tiểu sử, giới thiệu về bản thân của các thành viên diễn đàn. Backlink ở vị trí này thường ít người click – nếu không phải là thành viên tích cực, nổi trội thì rất ít người vào tiểu sử để tìm hiểu bạn là ai.
-  Thread Links – Đặt link vào các topic do mình khởi tạo, hoặc comment trong topic của các thành viên khác.
-  Signature Links – Link chữ ký, được đặt dưới chữ kí của thành viên, và xuất hiện dưới mỗi comment.

4. Blog Links
Là hình thức xây dựng blog vệ tinh (phổ biến nhất hiện nay là wordpress và blogspot). Backlink từ nguồn này có thể là text-link từ trong bài viết hoặc từ comment trên các blog nổi tiếng, có lượng traffic cao.

5. Từ các mạng xã hội
Phổ biến nhất là G+,  Facebook, Youtube, Twitter. Nếu có kế hoạch phát triển tốt thì các mạng xã hội không chỉ mang cung cấp lien kết trỏ về mà còn là kênh lý tưởng để quảng bá sản phẩm, tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu, và lượng truy cập lớn.

SEO nội dung: Các hình thức Link Buiding
Ngoài các hình thức Link Buiding phổ biến nói trên, còn có một số cách khác như: đăng ký web lên các trang danh bạ web, đăng bài trên các trang quảng cáo, rao vặt… Nhưng các hình thức này kém hiệu quả trong thời gian gần đây, do vấn nạn spam và sự ra đời, nâng cấp các thuật toán Panda, Penguin, Humming Brid của Google.

» Link buiding là gì ?
» Hướng dẫn disallow liên kết xấu
» Link buiding là gì ?
» Link buiding là gì ?

Monday, November 18, 2013

Tổng Hợp Những Cách Tăng Tranffic Cho Website

Nếu trang web của công ty bạn có thiết kế rất đẹp, rất tiện lợi và nội dung website phong phú mà vẫn không thu hút được nhiều người dùng, hay còn gọi là tăng tranfic cho website hãy thử qua 11 “chiêu” sau đây.


Chiêu thứ nhất: “Tự tiến cử”

Rất nhiều người đã và đang có quan niệm rằng chỉ cần họ làm tốt phần nội dung và thiết kế trên trang web là người dùng web sẽ tự động “kéo đến ùn ùn”.

Nếu bạn cũng có suy nghĩ như thế này, hãy xem lại trường hợp của Susan Boyle. Mặc dù có một giọng hát “bằng vàng” nhưng Susan có thể sẽ mãi mãi chỉ là một “bà già xấu xí” 47 tuổi của một ngôi làng vô danh ở nước Anh nếu không có Internet. Trang web của các bạn cũng vậy, hãy tự mình tìm đến với người dùng và tạo cho họ một sự yên tâm khi truy cập vào website của bạn bằng những tính năng rất phổ biến như: thêm lựa chọn “bookmark” hay “favorites” (tính năng thêm trang mạng ưa thích) để người dùng lần sau có thể dễ dàng tìm đến. Chưa hết, ở cuối mỗi bài viết, hãy thêm những “nút” như “email this” (gửi bài viết này qua email) hoặc “Share this” (chia sẻ bài viết này với bạn bè) hay liên kết bằng các công cụ chia sẻ như Digg, Buzz, hoặc các dịch vụ tương tự ở Việt Nam như linkhay, tagvn, vnbookmark… (xem thêm: Hiệu ứng Digg ở Việt Nam).

Hãy tiếp tục “tấn công” người đọc bằng các bản tin tổng hợp tuần trong đó phác thảo sơ lược những tin tức nổi bật nhất đã đăng trên trang web của bạn và tự động chuyển đến hộp thư của độc giả qua dịch vụ newsletter (tạm dịch: bản tin tổng hợp định kỳ).

Hãy tham gia các cuộc bình luận trên các diễn đàn, blog hay mạng xã hội trực tuyến và trích dẫn hoặc chứng minh bằng các đường link (liên kết) đến bài viết trên trang web của bạn. Nhưng hãy nhớ đừng “gây thù chuốc oán” bằng cách spam địa chỉ website của mình trên những địa chỉ đó.

Hãy đưa địa chỉ web của bạn vào chữ ký trong email, trong tài khoản Twitter, Facebook, trong blog….hay nói ngắn gọn là tất cả các tài khoản trực tuyến của bạn. Hãy khuyến khích các nhân viên trong công ty cùng làm như thế và tạo thành một truyền thống hay văn hóa của doanh nghiệp.

Chiêu thứ 2: Đừng chờ “ông” Google

Hãy là người tiên phong! Đừng đợi Google tìm đến bạn mà hãy tự động gửi trang web của bạn đến Google và tất cả các cỗ máy tìm kiếm khác mà bạn biết và có thể.

Chiêu thứ 3: Hãy đăng những bài viết hữu dụng

Điều này nghe có vẻ thừa nhưng cũng cần phải nói thêm. Hãy cố gắng có những bài viết có nội dung hấp dẫn một cách thường xuyên để lưu giữ độc giả liên tục quay lại với bạn. Hãy có một lịch xuất bản định kỳ bằng các công cụ lên lịch, hẹn giờ xuất bản để không cần phải thức dậy thật sớm mà vẫn có bài mới cập nhật.

Hãy chú ý đến tiêu đề lớn của mỗi bài viết và tận dụng những từ khóa đơn giản nhưng ấn tượng để hấp dẫn người đọc cũng như giúp họ dễ tìm lại bạn.

Chiêu thứ 4: Cần có một vài cộng tác viên chủ lực

Hãy tìm kiếm một vài người có khả năng viết tốt các vấn đề chính yếu trên website của bạn và mời họ tiếp tục đóng góp bài viết hoặc tham gia thường xuyên.

Chiêu thứ 5: Hãy tận dụng tối đa công nghệ

Chèn thêm những slideshow vào bài viết hoặc thể thiện nội dung bằng
slideshow sẽ khiến người đọc hứng thú hơn. Đừng hy vọng một trang web chỉ toàn chữ (dù là hay đến mấy) có thể hấp dẫn người đọc. Hãy sử dụng hình ảnh, video, slideshow hay các loại hình đa phương tiện khác để thể hiện nội dung.

Chiêu thứ 6: Link và tag

Hãy đặt các liên kết (link) đến các website khác trong bài viết của bạn và đề nghị những blog, website, diễn đàn khác liên kết ngược lại với bạn. Một giải pháp khác là hãy đăng ký website của bạn với các dịch vụ tổng hợp web hoặc blog.

Tag là công cụ giúp tối ưu hóa website trên các máy tìm kiếm
Hãy sử dụng các “đuôi” (tag) trong tiêu đề (title), trong nội dung bài viết… để tối ưu hóa giúp các cỗ máy tìm kiếm dễ thấy bạn nhất. HitTail là một trong những dịch vụ giúp đỡ bạn xây dựng cả một “ngôi nhà” bằng từ khóa (key word). Đừng quên hình ảnh, đặt tên cho ảnh minh họa trong mỗi bài viết cũng là một dạng từ khóa rất quan trọng giúp bạn “luôn luôn nổi bật” trong mắt các cỗ máy tìm kiếm.

Chiêu thứ 7: Hãy gắn bó với độc giả

Hãy trả lời thật sớm và trực tiếp với những email hoặc bình luận của độc giả. Thậm chí một bức email thật ngắn cũng là một sự khởi động tốt cho cuộc đối thoại 2 chiều. Hãy thường xuyên, hoặc định kỳ tổ chức các cuộc thăm dò ý kiến độc giả. Theo dõi thường xuyên và phân tích các thông số thống kê cũng là một biện pháp tốt. Có thể, bạn hãy tham gia vào một vài dịch vụ đồng bộ hóa nội dung ví dụ như BlogBurst.

Chiêu thứ 8: Hãy cung cấp RSS

Feedburner và FeedDemon là 2 địa chỉ giúp bạn khởi tạo dịch vụ này khá tốt.

Chiêu thứ 9: Hãy suy nghĩ “ở tầm toàn cầu”

Internet là một môi trường có tính toàn cầu, đừng bao giờ quên điều ấy. Và mặc dù website của bạn chỉ cung cấp thông tin mang tính địa phương, bạn vẫn có thể thu hút người dùng web ở những quốc gia khác nên hãy đừng “tự nhốt” chính mình. Hãy mở rộng nội dung đến các đề tài khác, quan điểm khác và nếu website của bạn có thêm phiên bản bằng tiếng nước ngoài thì thật tốt hơn nữa.

Chiêu thứ 10: Đừng bỏ quên thế giới thực

Mặc dù website của bạn sống trong thế giới “ảo” nhưng nó không thể rời xa thế giới thực và công việc tăng lượng truy cập của bạn cũng vậy. Hãy đưa website của bạn vào các cuộc đối thoại cá nhân, hãy dùng mồm miệng, và nếu có thể, các trang quảng cáo in ấn được đặt ở một vị trí đẹp cũng mang lại hiệu quả không hề nhỏ.

Chiêu thứ…”11”: Hãy kiên nhẫn

Xây dựng một website có lượng truy cập lớn luôn luôn đòi hỏi nhiều thời gian. Hãy đặt ra các mục tiêu ngắn hạn để phấn đấu nhưng hãy nhớ rằng đây là một quá trình lâu dài và bền bỉ nên hãy kiên nhẫn ở mức tối đa.

Nguồn tham khảo từ: zencartvn.com

Sunday, November 10, 2013

Hướng dẫn tùy chỉnh URL cho G+

Cùng với việc hiển thị nội dung của Google Plus trên bảng kết quả tìm kiếm, việc cho phép tùy chỉnh URL G+ đã mở ra một hướng đi mới cho SEO. 

Một số SEOer có xu hướng coi G+ như một kênh kiếm link và "câu view". Chỉ một số coi G+ như một kênh giao tiếp, phát triển cộng đồng và đầu tư theo hướng này. Mặc dù Google đã hiển thị nội dung trên G+ trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm từ khá lâu, nhưng việc coi mạng xã hội này như một kênh SEO riêng, tối ưu cho G+ vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của SEOer. 

Trong khi các mạng xã hội khác như Twitter, Facebook đã cho phép tùy chỉnh URL thì đến thời điểm này Google Plus mới đưa tính năng này vào thử nghiệm, và có thể sẽ thu phí trong tương lai. Dù thế nào thì đây cũng là một tín hiệu đáng mừng từ vi SEOer, người làm Marketing Online có thêm công cụ để SEO, tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm.

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tùy chỉnh URL của G+.

Trước tiên tài khoản của bạn phải thỏa mãn các yêu cầu của Google như: tài khoản có thời gian hoạt động từ một tháng trở lên, có mười người theo dõi, được kết nối với một Website (hoặc blog). Khi đó bạn sẽ nhận được mail thông báo của Google về việc tài khoản đủ điều kiện để tùy chỉnh URL.

Mail có nội dung như trên. Tất cả những việc bạn cần làm là bấm vào Nhận URL và làm theo hướng dẫn. 

Trong trường hợp không có mail, nhưng trang của bạn đủ điều kiện, bạn đăng nhập vào tài khoản và nhìn thấy dòng thông báo: "Tiểu sử của bạn đủ điều kiện sử dụng URL tùy chỉnh". Bạn ấn vào Nhận URL.

Ở cửa sổ tiếp theo bạn điền URL mong muốn, thường thì nó theo tên tài khoản, tuy nhiên chúng ta có thể tùy chỉnh cho phù hợp mục đích SEO. Như của mình là Bí Ngô và mình đã thêm -Mon-an-ngon để SEO cho từ khóa này trên G+. Tiếp nữa chúng ta tick vào ô "Tôi đồng ý với Điều khoản dịch vụ" và nhấn vào nútThay đổi URL

 Ở cửa sổ tiếp theo các bạn điền số điện thoại di động của mình vào, nhớ thay cờ Mỹ bằng cờ Việt Nam để đổi đầu số điện thoại về +84 nhé. Tiếp đó là ấn vào nút Gửi mã.

Mã xác nhận sẽ được Google gửi vào điện thoại. Chúng ta chỉ việc đọc và điền mã xác nhận vào cửa sổ này và ấn nút Xác minh.

 Ở cửa sổ tiếp theo các bạn ấn vào nút Xác nhận lựa chọn để hoàn tất quá trình tùy chỉnh url cho G+.

Vậy là xong, cuối cùng là xoa tay nhận chúc mừng của Google và thưởng thức thành quả của mình thôi.

» Google hỗ trợ hiển thị URL tùy chỉnh cho G+
» Google hỗ trợ hiển thị URL tùy chỉnh cho G+

Monday, November 4, 2013

Google hỗ trợ hiển thị URL tùy chỉnh cho G+

Mấy ngày gần đây Google bắt đầu hỗ trợ hiển thị URL tùy chỉnh cho G+.

Điều này dường như bắt đầu từ 30/10/2013 khi một số chủ tài khoản G+ loan báo thông tin khi G+ của họ được Google thông báo đủ điều kiện tùy chỉnh URL và tiến hành thay đổi thành công.

SEO nội dung và copywriting: Google hỗ trợ hiển thị URL tùy chỉnh cho G+
G+ hiển thị URL tùy chỉnh sẽ dễ nhớ và SEO cũng thuận lợi hơn
Nguyên Hoàng sáng nay cũng đã nhận được thông báo của Google cho một tài khoản G+, và đã thay đổi thành công. Tuy nhiên sau khi xem lại các yêu cầu của Google, theo đó tài khoản G+ để được nhận URL tùy chỉnh phải đáp ứng tốt các yêu cầu:

•    Có 10 người theo dõi trở lên
•    Tài khoản có thời gian hoạt động > 30 ngày
•    Có ảnh tiểu sử
•    Là doanh nghiệp địa phương đã xác minh
•    G+ được liên kết đến một trang web

Theo đó tài khoản G+ đăng kí thành công có 71 người theo dõi, bắt đầu hoạt động ngày 6/10/2013 (vừa tròn 01 tháng), các điều kiện khác ok.

Chỉ ngạc nhiên một điều là vài tài khoản G+ khác có thời gian hoạt động lâu hơn (6 tháng - 1 năm), số người theo dõi lên tới hàng nghìn lại không đủ điều kiện để thay đổi URL. Google đôi khi thật khó hiểu, mình sẽ tìm hiểu và chia sẻ cùng các bạn.



Xem thêm » Hướng dẫn tùy chỉnh URL cho G+

“Ngày Google” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Ngày 2/11 vừa qua, tại trường đại học FPT thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra “Ngày Google”. Đây là sự kiện công nghệ lớn của Google, được tổ chức hàng năm tại nhiều quốc gia trên thế giới, và đây là lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

SEO nội dung và copywriting: “Ngày Google” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Ngày hội qui tụ những nhân viên cao cấp từ tập đoàn Google, các công ty truyền thông, công nghệ lớn trên thế giới như Gameloft, IBM. Tại Việt Nam công ty Netlink được Google chọn làm đối tác truyền thông chính.

Hội thảo gồm ba phần:
Phần 1: dành cho khối kỹ thuật, những người làm trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, đặc biệt là phát triển mạng.

Phần 2: dành cho các doanh nhân, người khởi nghiệp.

Phần 3: dành cho sinh viên trường Đại học.

Hai diễn giả chính trong sự kiện là Phillip Phung (chuyên gia tư vấn Việt Nam, Google châu Á - Thái Bình Dương) và Duong Bach (lãnh đạo nhóm quản lý chương trình trong khu vực Đông Nam Á, thuộc Google châu Á - Thái Bình Dương) đã chia sẻ chia sẻ những kiến thức bổ ích về việc sử dụng các sản phẩm Google.
Ngoài ra hội thảo cũng thu hút hơn 20 diễn giả khác cùng chia sẻ về bảo mật và an toàn thông tin trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube...) cũng như đi sâu vào những công cụ ứng dụng của Google.

Saturday, October 26, 2013

Quảng cáo Banner của Google - ý kiến chuyên gia

Đã 8 năm trôi qua kể từ khi tuyên bố giữ trang chủ của Google Search “sạch” trước các Quảng cáo Banner. Thứ tư vừa qua Google đã công nhận việc đang thử nghiệm hình thức này tại thị trường Mỹ.

Dan Olds - nhà phân tích của The Gabriel Consulting Group cho rằng nguyên nhân sự thay đổi của Google bắt nguồn từ Tiền.

"Tôi nghĩ rằng nguyên nhân chính là tiền bạc và mong muốn nhận được nhiều hơn từ những nhà quảng cáo". Ông nói thêm. " Tôi không thích nó. Nếu quảng cáo banner không phải là những gì bạn đang tìm kiếm, sau đó bạn phải di chuyển xuống để xem các kết quả khác . Olds tự nhận mình là người “cổ lỗ” và đưa ra quan điểm:  “ Tôi thích kết quả tìm kiếm nhanh chóng và tự sạch sẽ".

Olds cho ràng rất nhiều người dùng khác cũng sẽ cảm thấy như vậy .

" Tìm kiếm Google đã gần như trở thành một loại công ích, và mọi người đang rất quen với cách hiển thị kết quả hiện nay". Ông nói thêm " Họ đang  quen  với các quảng cáo trong các cột . Họ đang quen với một liên kết được tài trợ được sắp xếp hợp lý: nhỏ và nằm trên cùng của kết quả tìm kiếm” (*).

Tiếp cận từ một góc nhìn khác Olds nhận định: “Nhưng tôi nghĩ rằng nhiều người sẽ thấy thêm Banner như một bước tiến lớn của Google. "

Cùng quan điểm  với nhận xét trên, Zeus Kerravala - nhà phân tích của ZK Research, gọi động thái này là một "thay đổi lớn" của Google. Vốn khởi nguồn với một trang chủ đơn giản, không hào nhoáng, và được người dùng chào đón bởi chính sự đơn giản và tốc độ.

Không giống như Old, Kerravala cho rằng thế hệ Youtobe (**) “đang sống trong một thế giới nhiều hình ảnh hơn”, và sẽ tốt hơn nếu kết quả trả về phù hợp với nội dung tìm kiếm.

SEO nội dung và copywriting: Quảng cáo Banner của Google -  ý kiến chuyên gia
Quảng cáo của Google tại thời điểm hiện tại
Dù sao quảng cáo banner trên Google SERPs mới chỉ là thử nghiệm, được giới hạn ở Mỹ, và hiển thị với ≈ 5% truy vấn. Tất nhiên, nếu phần lớn người dùng không có phản ứng tiêu cực thì Quảng cáo banner của Google sẽ có khả năng tiến xa hơn

(*) Thực tế Google đang cung cấp 3 kết quả ở trên cùng, 2 ở dưới, và 10 nằm bên phải kết quả tìm kiếm tự nhiên, tùy theo truy vấn và số lượng nhà quảng cáo. Các liên kết được tài trợ này được tô màu hồng để phân biệt với kết quả tìm kiếm tự nhiên .

(**) Có lẽ tác giả muốn nhấn mạnh đến những người dùng internet mới (9x, 10x).


» Thử nghiệm Banner quảng cáo trên Google SERPs
» Tác động của Banner quảng cáo trên Google SERPs

Tác động của Banner quảng cáo trên Google SERPs

Banner quảng cáo trên Google SERPs sẽ đẩy kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google xuống dưới 12% của màn hình.

Mặc dù năm 2005 Google từng tuyên bố trên blog của mình rằng: “Sẽ không có quảng cáo banner trên trang chủ của Google hoặc các trang kết quả tìm kiếm Web…” (*)  . Nhưng với việc xác nhận thông tin đang thử nghiệm quảng cáo banner, Google dường như đang ngược lại với lời hứa của mình 8 năm trước.

Với vị thế là “ông lớn” trong thị trường tìm kiếm trực tuyến, doanh thu phần lớn đến từ quảng cáo, xác nhận của Google đã kéo theo sự thu hút của các chuyên gia SEO, những người làm Marketing online... Theo một số phân tích, với màn hình máy tính, điện thoại thông minh được thiết kế theo chuẩn full HD hiện nay. Nghĩa là chiều dài khoảng 1080 pixel (điểm ảnh), chỉ có 12,45% là dành cho kết quả tìm kiếm tự nhiên (117 pixel).

Những người làm SEO biết rằng 10 kết quả đầu tiên là vị trí lí tưởng, nhưng 5 vị trí đầu trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google thực sự là “đất vàng”. Vì người dùng có thế nhìn thấy các tiêu đề và mô tả của các website ở vị trí này mà không cần phải kéo thanh cuộn xuống dưới.

SEO nội dung và copywriting: Tác động của Banner quảng cáo trên Google SERPs
Với một không gian tràn ngập quảng cáo, sẽ có bao nhiêu đất cho kết quả tìm kiếm tự nhiên là câu hỏi của nhiều SEOer

Việc hiển thị banner quảng cáo, site link của web sẽ đẩy kết quả tìm kiếm tự nhiên xuống sâu hơn, và tăng “cơ hội” hiển thị quảng cáo của Google. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra:

-    Sẽ có báo nhiêu kết quả tự nhiên được hiển thị dưới quảng cáo này: 10 hay 5 hay con số nào khác. Thị trường SEO có vì thế mà trở nên khốc liệt hơn? 

-    Chi phí cho Quảng cáo banner trên Google sẽ như thế nào, cách tính chi phí?

-    Quảng cáo và SEO, hình thức nào sẽ lên ngôi?

-    …………..

Rất khó để khẳng định bất cứ điều gì!

Người làm SEO và MO chỉ có thể chờ đợi những thông tin và diễn biến mới từ Google.

Chú thích: * Tuyên bố trên được đưa ra khi Google bắt tay với AOL - Time Warner trong việc cùng chia sẻ nội dung. Đại diện của Google, người trực tiếp đưa ra tuyên bố là Phó Giám đốc Tìm kiếm sản phẩm và Kinh nghiệm tiêu dùng Marissa Mayer (– hiện đang là CEO của Yahoo ).


» Thử nghiệm Banner quảng cáo trên Google SERPs
 » Thử nghiệm Banner quảng cáo trên Google SERPs
 » Quảng cáo Banner của Google - ý kiến chuyên gia

Thử nghiệm Banner quảng cáo trên Google SERPs

Banner quảng cáo trên trên Google SERPs sẽ hiển thị đối với các truy vấn tìm kiếm về một Thương hiệu cụ thể. Thứ 4 ngày 23/11/2013 vừa qua, Google đã chính thức xác nhận thông tin này và tiết lộ thêm rằng: loại hình quảng cáo này đang trong giai đoạn thử nghiệm. Kết quả chỉ hiển thị tại thị trường Mỹ, và với quy mô hạn chế.

Việc hiển thị banner được cho là sẽ hiệu quả hơn so với hình thức hiển thị các đoạn text đơn thuần, và nó giúp tăng lượng traffic, điều hướng khách hàng tốt hơn.

Thử nghiệm Banner quảng cáo trên Google SERPs được phát hiển bởi Synrgy – một công ty chuyên về digital marketing, khi họ tiến hành tìm kiếm với từ khóa Southwest Airlines (tên gọi của một hãng hàng không)

SEO nội dung và copywriting: Thử nghiệm Banner quảng cáo trên Google SERPs
Banner hiển thị với từ khóa tìm kiếm "Southwest Airlines" tại thị trường Mỹ

Banner quảng cáo chỉ là một trong rất nhiều thử nghiệm của Google. Hiện có 30 công ty tham gia thử nghiệm này, ngoài Southwest Airlines còn có Crate & Barrel và Virgin America...

Google hiện đang chiếm thị phần lớn trong thị trường quảng cáo trực tuyến. Vì thế, mỗi quyết đinh, thay đổi của hãng luôn kéo theo sự chú ý theo dõi của các đơn vị làm quảng cáo online, cũng như người dùng.

» Tác động của Banner quảng cáo trên Google SERPs
 » Tác động của Banner quảng cáo trên Google SERPs
 » Quảng cáo Banner của Google - ý kiến chuyên gia

Nguồn tham khảo: http://searchengineland.com/google-testing-top-banner-ads-174927

Popular Posts